Chúng ta thường rất dễ dàng rơi vào tình trạng lo lắng, bất an về cuộc sống phía trước nhưng lại khó khăn trong việc tự chủ nó. Nếu bạn đã từng rơi vào tình trạng hoang mang không biết mình phải làm gì thì có lẽ 10 gợi ý sau đây sẽ rất có ích trong việc giúp bạn lấy lại cân bằng và kiểm soát được cuộc sống của chính mình.
-
1
Lên danh sách những việc cần ưu tiên làm
Điều đầu tiên cần làm vào mỗi buổi sáng đó là quyết định xem những gì cần làm trong ngày và liệt kê chúng theo thứ tự quan trọng. Một câu hỏi khác mà bạn phải trả lời đó là “Áp lực của mình là gì nếu việc này không được thực hiện?” Lên danh sách các việc cần làm giúp bạn chủ động quyết định mọi việc. Ngoài ra khi thực hiện những điều trong danh sách đó cũng có nghĩa là bạn đã kiểm soát được cuộc sống.
-
2
Biết rõ khả năng của mình
Việc đặt ra những mục tiêu quá sức không chỉ làm cho bạn thêm căng thẳng mà nó còn khiến bạn có cảm giác mình không kiểm soát được mọi việc. Tham vọng là tốt nhưng nên thực tế một chút. Chẳng hạn như khi bạn muốn giúp đỡ người khác thì cũng cần cân nhắc đến khả năng của mình.
-
3
Trở nên quyết đoán hơn
Bạn có thể kiểm soát cuộc sống của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn nếu có thể đưa ra một quyết định và không thay đổi. Đừng dao động bởi một mục tiêu rõ ràng sẽ rất có ích với những ai đang muốn kiểm soát môi trường và các hoạt động xung quanh. Điều đó liên quan đến những mong muốn của bạn. Chẳng hạn như bạn đang muốn tìm công việc mới, đừng do dự khi cơ hội đến mà hãy đón nhận nó. Hãy quyết đoán và làm những việc mình cảm thấy thoải mái.
-
4
Sắp xếp không gian sống và làm việc ngăn nắp
Một không gian sống, làm việc sạch sẽ, gọn gàng sẽ giúp bộ não của bạn phân loại, tổ chức và kiểm soát mọi việc một cách tốt hơn. Bên cạnh đó bạn sẽ luôn biết được những vật dụng quan trọng nằm ở đâu.
-
5
Chuẩn bị trước thức ăn để tiết kiệm thời gian
Nếu bạn là một người bận rộn và luôn cảm thấy thiếu hụt thời gian thì tại sao lại không tiết kiệm thời gian bằng việc chuẩn bị thức ăn trước? Hãy tranh thủ nấu nhiều thức ăn vào đầu tuần, sau đó bỏ vào tủ lạnh và dùng dần. Như thế bạn sẽ có thêm thời gian để tập trung vào công việc của mình hơn.
-
6
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Hãy suy nghĩ về một tuần và tính toán xem mình có bao nhiêu thời gian cho công việc, vui chơi và nghỉ ngơi. Sau đó điều chỉnh sao cho bạn thấy thoải mái nhất. Chẳng hạn như khi cảm thấy mình dành quá nhiều thời gian cho công việc thì tại sao lại không giảm bớt? Nên nhớ rằng có nghĩ ngơi, thư giãn thì năng lượng mới được tái tạo còn nếu không thì bạn sẽ kiệt sức.
-
7
Tận dụng tối đa thời gian
Nếu bạn phải trải qua một quãng đường dài để đến chỗ làm vậy thì tại sao lại không tranh thủ thời gian trên xe buýt hay tàu điện ngầm cho một số hoạt động yêu thích. Chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách hay đan len. Thậm chí bạn còn có thể tận dụng nó để lên danh sách cho những việc mình cần làm trong ngày.
-
8
San sẻ gánh nặng
Việc phải phân bố đồng đều thời gian cho quá nhiều hoạt động như công việc, gia đình và bạn bè có thể khiến bạn mất tập trung. Khi đó, những nguyên tắc là điều cần thiết để giúp mọi thứ không trở nên rối rắm. Chẳng hạn như thảo luận với các thành viên trong gia đình về việc phân chia công việc nhà.
-
9
Chọn công việc có thể làm tại nhà
Tất nhiên điều này tùy thuộc vào tính chất công việc của bạn. Tuy nhiên với các tiến bộ kỹ thuật như đường truyền Internet tốc độ cao và làm việc qua điện thoại hoặc email thì hiệu quả của những người làm việc tại nhà đã cao hơn. Chúng giúp giảm thiểu thời gian đi lại, sự căng thẳng vào giờ cao điểm cũng như năng cao nâng suất làm việc.
-
10
Cân nhắc đến việc tự kinh doanh
Nếu bạn không hài lòng với công việc hiện tại của chính mình, hãy thử tự làm ông chủ. Tự đứng ra kinh doanh sẽ giúp bạn trở thành một người độc lập, có khả năng tổ chức cũng như nắm vững được nhiều khả năng. Dĩ nhiên để làm được như vậy đòi hỏi bạn phải có sự can đảm và dám chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên mọi việc đều xứng đáng bởi chí ít bạn cũng là một người tự chủ với cuộc sống của chính mình.