Cách nấu nồi lá xông hơi để giải cảm

xong-hoi-giai-cam-1

Xông hơi bằng nồi lá thuốc là bí quyết giải cảm tuyệt vời từ dân gian truyền lại. Thực hiện nấu nồi lá xông hơi cũng khá kì công cùng cách xông hơi đúng cách là những điều bạn nên quan tâm, nhất là khi trời bắt đầu trở lạnh.

  • 1

    Dược liệu dùng để xông

    Nếu bạn bị cảm hàn, cảm nhiệt thì bạn chuẩn bị các dược liệu như lá sả, lá bưởi hoặc vỏ ngoài quả bưởi chín (bỏ cùi trắng, thái mỏng), ngải cứu, bồ bồ hoặc nhân trần, lá khuynh diệp (hoặc lá chè đồng, cây chổi xuể), lá tre, cành lá thanh táo (lá tre và cành lá thanh táo vừa là thuốc vừa là độn cho chặt nồi.

    Loại dùng riêng, tùy theo tính bệnh: cảm nhiệt dùng bạc hà, cúc tần, lá dâu, hương nhu (tía và trắng). Cảm hàn dùng cành lá kinh giới (có nụ thì tốt), tía tô, lá gừng vàng, húng chanh. Tổng khối lượng dược liệu dùng để xông khoảng 600-1.000 g.

    xong-hoi-giai-cam-1

  • 2

    Cách xông hơi giải cảm

    Nên để nồi xông ở vị trí chắc chắn (tránh ngã), rồi bỏ hết quần áo ra, ngồi xuống cạnh nồi lá xông và trùm kín người lại bằng một tấm chăn.Tư thế ngồi cúi khom người (để phần mũi họng thẳng xuống nồi xông), rồi mở hé nắp nồi cho hơi nóng bay ra từ từ, thỉnh thoảng dùng đôi đũa để đảo lá trong nồi cho hơi nóng bay lên nhiều hơn. Hít thở sâu. Thời gian xông 5-15 phút, khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông.

    Sau xông hơi thì lau khô bằng khăn ấm, ẩm, rồi lau bằng khăn khô, thay quần áo sạch; sau đó nên ăn 1 bát cháo hành hoặc uống nước ấm hoặc thuốc, nghỉ ngơi.

    Lưu ý khi vừa xông xong thì không nên ra ngoài gió vì dễ bị trúng gió bạn nhé!