Để pha những màu cơ bản và tạo ra các màu như tím, xanh lá cây và cam mà chúng ta thích, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Câu hỏi đặt ra là, bạn pha theo chất màu hay theo độ sáng của màu? Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện với từng chất màu và cách để pha tất cả các màu của cầu vồng!
Phương pháp 1: Phối Màu Vẽ – Màu Trừ (Subtractive Color)
Thu thập các màu vẽ trên. Bất kỳ loại màu vẽ nào thậm chí là sơn, tuy nhiên những tuýp màu sơn dầu hay màu acrylic nhỏ sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất (và cũng ít gây bừa bộn nhất) cho những bài tập dưới đây. Hãy bắt đầu với việc xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn trộn hai màu đỏ và xanh dương với nhau.
- Chú thích: bạn có thể tạo màu đen đậm trung tính bằng cách pha các màu sẵn có lại với nhau. Dù được dùng ở bất cứ chỗ nào màu đen đều rất nổi bật. Nên thay vào đó hãy phối các màu gốc cơ bản với nhau để tạo màu tối và tô màu phần bóng dựa theo thời gian trong ngày. Màu đen được dùng trong biểu đồ màu sáng, tạo bởi các màu sáng trừ nhau.
- Hãy xem mục ‘Lời khuyên Khác’ ở phía dưới để tìm cách chọn màu cánh sen và xanh lơ tốt nhất.
Pha màu đỏ và màu xanh dương với nhau. Mọi người đều biết màu đỏ pha với xanh dương sẽ tạo màu tím, đúng không nào? Mặc dù đúng là như vậy nhưng đó lại không phải là màu tím tươi rực rỡ. Thay vào đó lại là một màu giống như thế này:
- Nó không hoàn toàn giống như những gì bạn mong muốn đúng không nào? Đó là bởi vì màu đỏ và màu xanh dương là hai màu thứ cấp được tạo ra từ màu gốc, mỗi màu trừ nhau nhiều hơn và làm giảm độ nhạy quang phổ, tạo ra màu tím xậm và xỉn thay vì rực rỡ và tươi sáng.
Hãy pha màu cánh sen với một ít màu xanh lơ và bạn sẽ thấy sự khác biệt. Bây giờ bạn sẽ có một màu giống thế này:
- Bạn sẽ nhận thấy rằng sử dụng các màu cơ bản như cánh sen và xanh lơ sẽ mang lại sắc độ tươi sáng và rực rỡ hơn. Nếu bạn muốn một màu tím đằm thắm hơn, hãy trộn thêm màu xanh dương. Nếu muốn một màu tím đậm hơn, hãy thêm màu đen. Để biết thêm chi tiết về phần này, hãy xem bài viết “Cách để Xác định Chính xác Màu Cơ bản”.
Xác định màu cơ bản và thứ cấp. Có ba chất màu cơ bản: xanh lơ, cánh sen và vàng. Đồng thời cũng có ba màu thứ cấp, được tạo bởi hai màu gốc cơ bản pha với nhau:
- Xanh lơ + vàng = xanh lá cây
- Xanh lơ + cánh sen = xanh dương
- Cánh sen + vàng = đỏ.
- Xanh lơ + cánh sen + vàng = đen đậm trung tính.
- Khi chất màu trừ pha với nhau, tất cả các màu pha với nhau sẽ tạo thành màu đen.
Hãy xem phía dưới. Mục “Trộn Màu Vẽ” sẽ cung cấp thêm chi tiết về cách trộn các sắc độ, cũng như độ sáng, tối và xám khác nhau của màu. Ở mục “Lời Khuyên”, chúng tôi cung cấp cho bạn một bảng gồm nhiều màu khác nhau và cách pha chúng trên bảng pha màu của bạn.
Phương pháp 2: Phối Ánh Sáng – Màu Bù (Additive Color)
Hãy nhìn màn hình của bạn. Hãy nhìn vào những vùng trắng trên trang này, và nhìn thật gần. Nếu bạn có kính phóng đại thì càng tốt. Những gì bạn thấy trên màn hình không phải là màu trắng mà là những chấm đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Không giống như chất màu – hoạt động bằng cách hấp thụ màu, ở đây ánh sáng được thêm vào và hoạt động bằng cách phối ánh sáng. Dù là màn hình ti-vi plasma 60-inch hay màn hình retina 3.5-inch trên iPhone của bạn, tất cả đều hoạt động nhờ phối màu bù.
Kết hợp ánh sáng để tạo màu thứ cấp. Giống như màu trừ, có ba màu cơ bản, và ba màu thứ cấp được tạo bởi ba màu cơ bản. Kết quả thu được từ ánh sáng bù có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên:
- Phối đỏ + xanh dương = cánh sen
- Phối xanh dương + xanh lá cây = xanh lơ
- Phối xanh lá cây + đỏ = vàng
- Khi phối màu bù, tất cả các màu phối với nhau tạo thành màu trắng.
- Bạn sẽ nhận thấy rằng màu bù cơ bản có cùng một màu với màu trừ thứ cấp, và ngược lại. Tại sao lại như vậy? Hãy nhớ rằng màu trừ hoạt động bằng cách pha màu: nó hấp thụ một số màu khác, và chúng ta có thể nhận thấy rằng phần còn lại là: ánh sáng phản xạ. Màu phát xạ là màu của ánh sáng còn lại sau khi tất cả các màu khác đã hấp thụ vào chất màu.
Lý thuyết Nâng cao về Màu
Làm quen với việc tự nhận biết màu sắc một cách tự nhiên. Con người làm thế nào để nhận biết màu sắc, và làm thế nào để chúng ta xác định chúng. Trong khi khoa học có thể xác định và đo ánh sáng bằng nanô mét, thì mắt của chúng ta lại xác định màu được phối hoàn chỉnh của không chỉ sắc độ màu, mà còn cả độ rực sỡ và độ sáng của màu. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi chúng ta phải nhận biết cùng một màu trên những màu nền khác nhau.
- Hãy xem kỹ ví dụ này để làm rõ về khả năng nhận biết màu:
- Bạn có thấy màu xanh xanh, màu xanh dương, màu vàng kem, màu vàng tươi và màu xanh lá không?
- Bây giờ hãy nhìn vào các màu gốc. Chỉ có ba màu duy nhất:
- Những gì mà chúng ta thấy là do yếu tố ngoại cảnh tác động vào những giá trị thực. Để làm cho vấn đề thêm phần thú vị, một số người có khả năng nhận biết màu rất khác so với số đông mà chúng ta thường gọi là “mù màu”, thật ra chỉ đơn giản là do rối loạn sắc giác.
Hãy lưu ý đến sắc độ (hue), độ rực rỡ (saturation) và độ sáng (lightness), ba khía cạnh của màu sắc. Bất cứ màu nào cũng đều có thể có 3 khía cạnh: sắc độ, độ rực rỡ và độ sáng.
- Sắc độ liên quan đến vị trí của màu trên biểu đồ màu, vàng, cam, đỏ, v.v., cùng với tất cả các màu trung gian như đỏ-cam và cam-vàng. Một vài ví dụ: Sắc độ của hồng là màu cánh sen hoặc đỏ (hoặc một màu ở giữa). Sắc độ của nâu là cam, do màu nâu là màu cam thậm.
- Độ rực rỡ làm cho màu trở nên đậm, tươi giống như màu trên cầu vồng hay màu trên biểu đồ màu. Các màu nhạt (màu nhẹ – tints), màu tối (màu bóng – shades), và màu lặng (tông trầm – tones) thường ít rực rỡ hơn.
- Độ sáng cho thấy một màu gần với màu trắng hay đen hơn, bất kể màu sắc nào. Nếu bạn chụp một bức ảnh trắng đen những màu sắc của bạn, chúng ta sẽ thấy được cái nào nhạt hoặc thậm hơn.
- Ví dụ, màu vàng tươi là một màu tương đối sáng. Có thể làm tăng độ sáng bằng cách pha thêm trắng để tạo màu vàng nhạt.
- Xanh dương tươi vốn là một màu tối, ở vị trí thấp trong thang độ sáng, nhưng xanh dương thậm còn ở vị trí thấp hơn.
Nguồn tham khảo:
- http://www.realcolorwheel.com/colorwheel.htm
- U.S. National Library of Medicine and National Institutes of Health
- Science Daily