Hầu hết các vết bỏng nhẹ sẽ có thể tự lành lại nhưng với các vết bỏng nặng, bạn cần có các biện pháp sơ cứu trước khi đến bệnh viện chữa trị.
Bỏng có các cấp độ và triệu chứng khác nhau:
– Bỏng cấp độ 1 là các vết thương nhỏ và lành nhanh. Triệu chứng là đỏ, đau nhức (hầu hết trông như vết cháy nắng).
– Bỏng cấp độ 2 là chấn thương nghiêm trọng. Cấp cứu và điều trị y tế cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Các triệu chứng chủ yếu là phồng rộp da (giống như bị cháy nắng nặng), đau và sưng.
– Bỏng cấp độ 3 là chấn thương nghiêm trọng nhất. Các vết bỏng nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến tất cả các lớp da và lớp mỡ. Cơ và thậm chí xương có thể bị liên quan. Khu vực bị cháy có thể bị cháy đen hoặc trắng và có thể không cảm thấy đau do các tế bào thần kinh đã bị hủy hoại. Những nạn nhân có thể cảm thấy khó thở, hít phải khói độc,…
Bỏng cấp độ này cũng có thể xảy ra với bỏng điện và có thể càng lúc càng nghiêm trọng hơn. Chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và nạn nhân cần được điều trị y tế nhanh chóng.
Một số biện pháp cần làm khi bị bỏng:
1. Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiệt. Nếu nạn nhân vẫn còn trong tình trạng bị lửa cháy bám, ngay lập tức cần dập tắt đám lửa bằng chăn, ga giường, thảm, áo khoác hoặc các vật liệu khác.
2. Đôi khi nạn nhân gặp tình trạng khó thở, đặc biệt là khi có những tổn thương ở cổ, mặt và xung quanh miệng hoặc do hít phải khói lửa. Hãy kiểm tra và đảm bảo nạn nhân vẫn có thể hít thở.
3. Dùng 1 miếng vải ẩm hoặc nước mát để làm hạ nhiệt độ của các bộ phận cơ thể bị thương. Không sử dụng nước đá để chạm vào những vết thương trên mặt, bàn tay, bàn chân vì có thể gây sốc nhiệt cho nạn nhân.
4. Băng bó vết bỏng bằng băng vô trùng, dày, vải sạch, gối, tã sạch hoặc các vật khả thi khác. Không bôi dầu vào vết thương.
5. Gọi xe cứu thương để nạn nhân được chăm sóc y tế kịp thời.
Thụy Du – (Dịch theo ID, HC)
(Theo congluan.vn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.