Cách xử trí khi bé bị rôm sảy

Cách xử trí khi bé bị rôm sảy

Bé bị rôm sảy, bạn đừng quá lo lắng mà hãy tìm ra những cách xử trí phù hợp nhất, tìm ra những cách phòng tránh cho bé không bị rôm sảy.

Bị rôm sảy chắc chắn trẻ rất hay quấy khóc bởi trẻ luôn cảm thấy khó chịu. Thế nên để phòng tránh cho trẻ hạn chế bị rôm sảy thì phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người.

Tiếp đó là bạn hãy cho trẻ mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng để cho cơ thể trẻ được thoáng mát và mồ hôi không bị bít lại.

Cha mẹ hãy tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng hơn. Chú ý là cha mẹ có thể tắm cho bé bằng lá mướp đắng hoặc là bằng lá sài đất tươi giã nát, chè xanh ( nhớ phải được rửa thật kỹ và ngâm bằng nước muối cho sạch) sau đó hãy cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm hoặc có thể tắm cho bé bằng sữa tắm diệt khuẩn.

Tắm xong, bạn hãy lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mị, được sản xuất bằng chất liệu cotton càng tốt, nó sẽ có tác dụng thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ khiến da của trẻ bị tổn thương.

Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy.

Về phía mẹ, khi mẹ đang cho con bú thì mẹ cũng cần cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước.

Các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung các loại vitamin cần thiết… Tuy nhiên tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng, những đồ đó chỉ lạnh bên ngoài chứ không làm giảm nhiệt ngay bên trong cơ thể của bé được.

Nếu như bé nhà bạn đang ở trong tình trạng rôm sảy kéo dài hoặc là có các dấu hiệu bội nhiễm như da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh…thì bạn cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra các kết luận chính xác nhất.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.