Cẩn trọng với đau vùng chậu khi mang thai

Cẩn trọng với đau vùng chậu khi mang thai
Đau vùng chậu là điều không thể tránh khỏi đối với phụ nữ mang thai. Khoảng 80% bà bầu gặp tình trạng này, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong khoảng 2 – 4 tuần trước khi sinh, các cơn đau thắt ở vùng chậu thường xảy ra nhiều và lâu hơn khiến bà bầu lo lắng về tình trạng sinh trước dự kiến. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa đau vùng chậu và áp lực vùng chậu để biết rõ các cơn đau có nguy hiểm không và những việc cần làm để giải tỏa các cơn đau nhanh. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết rõ hơn về vấn đề đau xương chậu khi mang thai này.
Cẩn trọng với đau vùng chậu khi mang thai
Áp lực vùng chậu và đau vùng chậu 
Bạn cần biết rõ sự khác nhau giữa các cơn đau vùng chậu và áp lực vùng chậu. Cả hai đều là những tín hiệu đầu tiên của việc giãn nở cổ tử cung và sinh em bé. Tuy nhiên, áp lực vùng chậu xảy ra trong khung chậu và trực tràng, tạo ra cảm giác như đau kinh nguyệt, đau ở háng và kéo dài dai dẳng lên đến tận lưng. Áp lực vùng chậu cũng thường xảy ra trong những lần mang thai từ thứ 2 trở đi. Đau vùng chậu thì khủng khiếp hơn như thể xương chậu của bạn đang tách riêng ra và bạn không thể bước đi dễ dàng được. 
Nguyên nhân của đau vùng chậu
Càng về những tuần cuối, thai nhi càng tạo áp lực vào xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho việc ra ngoài. Tất cả trọng lượng cơ thể em bé dồn đến bàng quang, hông và xương chậu khiến xương, khớp, cơ bắp bị dồn nén và bạn không thể thoát khỏi các cơn đau vùng chậu. 
Những điều cần biết về đau vùng chậu
Bạn có thể bị đau vùng chậu do rối loạn chức năng mu, và vấn đề này càng khiến bạn bị đau vùng chậu khi mang thai khủng khiếp hơn mà không liên quan gì đến việc dây chằng bị chịu áp lực. Các cơn đau cũng không giống như đau dây thần kinh ở khu vực hông mà đến từ nhiều điểm khác nhau ở khu vực xương chậu của bạn.
Những việc cần làm để giảm đau vùng chậu
Loại bỏ các cơn đau vùng chậu khi mang thai là điều không thể, nhưng bạn có thể làm hạn chế các cơn đau bằng một vài mẹo nhỏ dưới đây:
–    Hãy thử tập một vài bài thể dục khung xương chậu như nghiêng vùng chậu hay thư giãn hông.
–    Tắm nước ấm
–    Đeo dụng cụ đỡ bụng dành cho bà bầu để giảm tải áp lực ở vùng bụng lên vùng chậu và lưng.
–    Gặp bác sĩ để được tư vấn và áp dụng biện pháp giảm đau an toàn.
–   Mát-xa vùng chậu thường xuyên (chú ý thực hiện mát-xa với sự giúp đỡ của một người mát-xa có chuyên môn).
–    Châm cứu vùng chậu để thư giãn cơ vùng chậu.
Xem thêm

Cách tính tuổi thai

Cách tính ngày dự sinh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Nguyễn Mai Nguồn: WTE

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.