Những năm gần đây, ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình xuất hiện một loại cây thuốc, mà người dân gọi là “cây mật gấu”. Nếu đi dọc các tỉnh lộ qua các địa phương này sẽ dễ dàng bắt gặp các nhà hàng bán loại cây này dưới dạng đoạn thân cây, hay đã chặt nhỏ hoặc thái lát, có màu vàng, đựng trong túi ni lông và ghi là “cây mật gấu”.
Theo các chuyên gia về dược liệu, cây mật gấu là một loại cây thuốc rất quen thuộc, được phát hiện từ lâu và có tên “hoàng liên ô rô”. Tuy nhiên, khi sử dụng loại cây dược liệu này, người dân phải rất thận trọng.
Cây đông y vị đắng tính mát
Ngoài tên hoàng liên ô rô, cây còn có tên “hoàng bá gai”, “mã hồ” hay “tông plềnh” theo cách gọi của người H’mông. Giải thích về tên cây mật gấu có hai cách hiểu: Cây có tên là cây mật gấu bởi vì khi sắc nước uống, nước sắc cây mật gấu có màu giống như màu của mật gấu và vị của cây có vị đắng rất giống với mật gấu. Hoặc cách hiểu khác, tên cây là do tác dụng của cây giống với tác dụng của mật gấu, rất tốt cho sức khỏe.
Cây là loại cây gỗ nhỏ, cao 4 – 6m. Cành không có gai. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn. Quả thịt, hình trái xoan, đường kính khoảng 1cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín màu xanh nâu, chứa 3 – 5 hạt. Mùa hoa thường từ tháng 2 đến tháng 4 và mùa quả từ tháng 5, tháng 6.
Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Cây có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp. Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, chữa bệnh béo phì. Cây có thể dùng được thân và rễ.
Cây mật gấu – dược liệu quý vùng Tây Bắc
Những bài thuốc hay từ cây mật gấu
– Trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.
– Chữa ăn uống không tiêu: dùng 8 – 12 rễ hoặc thân cây sắc uống.
– Chữa viêm da dị ứng, lở ngứa: nấu nước đặc từ thân và rễ cây để rửa vết ngứa.
– Chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ : dùng lá hay quả từ 8 – 12g sắc uống.
-Trị ung thư gan: thân hoặc rễ mật gấu 30g, cùng cây lu lu đực 30g sắc uống ngày 1 thang, trị dùng dài ngày.
– Chữa ung thư mũi họng: cây mật gấu 60g, thạch bì 40g, hạ khô thảo 45g, cam thảo 9g, sắc uống.
– Chữa ung thư phổi: cây mật gấu 15g, thạch quyết minh 30g, toàn yết 6g, cương tàm 9g, câu đằng 9g, trư ương ương 30g, xà lục cốc 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cách sử dụng cây mật gấu
– Ngâm rượu cây mật gấu : Cây mật gấu được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình rửa qua bằng rượu là tốt nhất. Rượu ngâm sau một thời gian chuyển sang màu vàng, vị đắng, tùy độ đặc mà người uống khi có thể pha thêm rượu.
– Sắc uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe. Dùng 20-40g càng cây hoăc vỏ cây cắt nhỏ sắc nước uông giúp kháng viêm giải độc trong bệnh sưng vú, viêm mật, viêm túi mật, viêm đường tiết liệu.
– Dùng ngoài da: Dùng cành lá, thân đun lấy nước, dùng nước để ngâm chân, tay trị bệnh viêm da.
Tuy nhiên, khi dùng các bài thuốc từ cây mật gấu, người dùng nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ đông y để cho hiệu quả cao nhất.
Lazy
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.