Chăm sóc trẻ khi bị tưa lưỡi như thế nào?

Chăm sóc trẻ khi bị tưa lưỡi như thế nào?

Bé yêu nhà bạn đang bị tưa lưỡi? Đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng ngay những phương pháp chăm sóc trẻ dưới đây nhé!

Hãy xem xét độ tuổi của bé yêu nhà bạn. Nếu như bé yêu đã bước vào tuổi ăn dặm thì bạn chú ý đừng cho bé ăn những thức ăn cứng mà hãy để bé ăn những thức ăn mềm và dễ nuốt, như vậy bé mới không bị đau vùng lưỡi. Khi bé đang bị tưa lưỡi, bạn không nên để bé tiếp xúc với các bé khác để tránh nguy cơ lây nhiễm và đặc biệt không sử dụng chung đồ với người khác.

Tiếp theo, vệ sinh miệng cho bé hàng ngày là điều rất quan trọng. Với bé bú bình, sau khi bú xong bạn có thể cho bé uống 1-2 thìa nước sôi để nguội sau đó sử dụng một miếng gạc nhỏ có nhúng nước muối loãng pha ấm và cho vào miệng bé để lau nhẹ lưỡi, lợi. Khi lau lưỡi và lợi cho bé thì hãy bế bé ở tư thế đứng và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi bởi nó có thể khiến cho bé cảm thấy ghế cổ và buồn nôn. Còn nếu như bé nhà bạn chỉ đang bú mẹ thôi thì có thể bỏ qua công đoạn cho bé uống nước sôi sau bú.

Đối với những bé trên 1 tuổi, cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng mật ong để lau sạch lưỡi cho bé. Mật ông sẽ hoàn toàn như chất sát khuẩn tốt. Thêm vào đó, bạn cũng nên vệ sinh bầu vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Theo nghiên cứu, đối với những trẻ bị tưa lưỡi thì rất thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh, như lê, dưa hấu, chuối, xoài… Hãy hạn chế cho bé ăn thức ăn, hoa quả có tính chất nóng vì sẽ làm cho cơ thể của bé cảm thấy rất khó chịu.

Khi điều trị tưa lưỡi cho bé, cha mẹ cũng cần phải chú ý đến nhiều thứ chứ đừng chủ quan quá vì nghĩ đây là bệnh đơn giản và dễ chữa. Bạn không nên sử dụng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên bởi nó sẽ làm cho lưỡi của bé bị tổn thương. Bạn chỉ nên lau lưỡi nhẹ nhàng cho bé sau mỗi lần ăn.

Rất nhiều người do chưa hiểu rõ về tưa lưỡi nên muốn tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, thế nhưng nó chỉ làm bé đau và có khi còn chảy máu rất nguy hiểm. Thêm vào đó, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé. Hãy chú ý để không để bệnh tưa lưỡi của bé càng thêm nặng bởi phương pháp điều trị không đúng từ mẹ.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.