Chạy thận bằng… kim cương

Chạy thận bằng... kim cương

Chạy thận bằng... kim cương

Kim cương có thể trở thành thiết bị lọc máu nhỏ gọn, an toàn cho bệnh nhân suy thận. Ảnh: New Scientist

Những màng kim cương cực mỏng được khoan những lỗ siêu nhỏ bằng tia laze có thể trở thành một thiết bị lọc thẩm tách nhiều ưu điểm để ghép cho bệnh nhân suy thận. 

Gần đây, nhà nghiên cứu Willian Fissel, Bệnh viện Cleveland, bang Ohio cùng các đồng nghiệp tại Trường ĐH Michigan (Hoa Kỳ) đang thử nghiệm một phương pháp cải tiến quan trọng là chế tạo thiết bị lọc bằng những màng kim cương, khoan các lỗ cực nhỏ.

Mỗi lớp màng kim cương chỉ cho các phân tử có kích thước nhất định đi qua. Một điện trường được duy trì để các phân tử protein có lích thước lớn hơn không bịt kín lỗ.

Nhờ vậy, thiết bị lọc này có hiệu quả hơn các màng thông thường trong việc lọc các phân tử có hại. Hơn nữa, Fissel cho biết “thiết bị lọc màng kim cương” có kích thước nhỏ đến mức nó có thể cấy vào cơ thể bệnh nhân và làm việc ở điều kiện huyết áp bình thường.

Bệnh suy thận là một bệnh là một bệnh nguy hiểm và phổ biến trên thế giới. Riêng ở Mỹ, có tới 400.000 người mắc bệnh này. Phương pháp gần như duy nhất hiện nay là “chạy thận nhân tạo”, nhờ một thiết bị hoạt động trên nguyên tắc thẩm tách để loại bỏ các chất có hại trước khi đi vào máu, nhưng hoàn toàn không phải là giải pháp lý tưởng.

“Chạy thận nhân tạo” có thiết bị cồng kềnh, chi phí cao, chỉ loại trừ được các hoá chất mà không “đụng được” đến các phân tử sinh học. Loại hiện đại nhất cũng chỉ loại bỏ được các protein có kích thước trung bình như beta2-microglobulin độc hại do hệ thống miễn dịch sản sinh ra. Những protein lớn hơn sẽ bịt kín màng lọc.

 

Theo VietNamNet (New Scientist)