Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã tiến hành dự án lập bản đồ các khu vực hoang dã trên Trái Đất. So sánh dữ liệu từ thập niên 1990, nhóm nghiên cứu phát hiện ra nhiều khu vực hoang dã trên Trái Đất đã hoàn toàn biến mất.
Theo một nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên Current Biology, trung bình mỗi năm có khoảng 132.000km2 những vùng đất hoang dã bị biến mất, đó là tốc độ suy giảm độ hoang dã của Trái Đất trong 25 năm qua.
Sử dụng dữ liệu vào thập niên 1990, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng có khoảng 3,3 triệu km vuông vùng hoang dã bị phá hủy vào năm 1993 bởi các hoạt động khai thác mỏ, khai thác gỗ, xây dựng dự án cơ sở hạ tầng của con người.
Thảm thực vật ở hồ Mackenzie, bang Tasmania, nước Úc bị hủy diệt sau vụ cháy vào đầu năm nay. (Ảnh: Rob Blakers).
Theo nghiên cứu, vùng hoang dã là vùng có “hệ sinh thái và cảnh quan sinh học vẫn còn nguyên vẹn, và hầu hết đều miễn phí (các vườn quốc gia thì thường tính phí)”. Các hoạt động phá hủy khu vực này chẳng hạn như sự chuyển đổi đất trồng sang đất công nghiệp, tạo ra mật độ các hoạt động công nghiệp cao gây xáo trộn hệ sinh thái.
“Số lượng vùng hoang dã bị biến mất trong hai thập kỷ qua thật đáng kinh ngạc và gây lo ngại”, James Watson, một thành viên của nhóm nghiên cứu, đến từ Đại học Queensland và Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã New York, cho biết.
Hiện nay, các khu vực hoang dã chỉ chiếm 23% tổng diện tích trên Trái Đất.
Bản đồ thực trạng các vùng hoang dã trên toàn thế giới, màu xanh thể hiện các vùng hoang dã còn tồn tại, màu đỏ thể hiện sự biến mất của chúng. (Ảnh: James E.M. Watson, et al).
Mức độ phân bố các vùng hoang dã trên toàn thế giới. (Ảnh: James E.M. Watson, et al).
Các khu vực trải qua sự sụt giảm vùng hoang dã lớn nhất là Amazon (gần 1/3) và Trung Phi (mất 14%). Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, sự đáng báo động hơn là tốc độ phá hủy các vùng hoang dã nhanh hơn tốc độ chúng ta xây nên các khu bảo tồn. Trong cùng một thời gian, khu bảo tồn thiên nhiên mới được tạo ra chỉ 2,5 triệu km2.
“Bạn không thể khôi phục lại khu vực hoang dã tự nhiên một khi chúng đã biến mất, các quá trình sinh học là nền tảng cho hệ sinh thái tự nhiên đã biến mất, và nó sẽ không thể trở lại trạng thái như ban đầu”, nhà nghiên cứu James E. M. Watson từ Đại học Queensland và Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã New York, giải thích.
Theo khampha