Trào ngược axit, viêm dạ dày hay ăn không tiêu đều khiến bạn mệt mỏi. Dưới đây là những biện pháp khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa mà bạn thường gặp.
-
1Đầy hơiKhi bạn bị đầy hơi, bụng sẽ chứa đầy khí gas, gây đau, tức bụng và ợ nóng. Để phòng bệnh bạn nên tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, các món ngọt. Cách chữa nhanh trong trường hợp khẩn cấp là uống thật nhiều nước để nhanh chóng giải phóng gas tích tụ trong dạ dày và ruột, đồng thời kết hợp động tác yoga ngồi ép bụng vào gối. Đây là động tác rất hữu hiệu, giúp bạn nhanh chóng loại bỏ khí gas dư thừa.
-
2Trào ngược dạ dàyBạn bị trào ngược dạ dày khi lượng axit trong dạ dày tăng cao, triệu chứng thường thấy là ợ chua, nóng rát vùng cổ, ngực, thỉnh thoảng sẽ đi kèm cảm giác khó thở và đau vùng thượng vị. Nguyên nhân chính là do bạn bỏ bữa nên khi bạn ăn lượng axit thừa sẽ phản ứng và trào ngược gây khó chịu.Cách khắc phục là thay đổi tư thế nằm (gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm); tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn và trong khoảng 3 giờ.
-
3Đau bụng tiêu chảyCơ thể mệt mỏi kết hợp với việc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn là nguyên nhân chính của chứng tiêu chảy. Người bệnh thường đau bụng dưới dữ dội, đi ngoài nhiều, dễ bị kiệt sức.Trong trường hợp không may bị đau bụng đi ngoài, bạn nên bổ sung chất lỏng để bù nước và dùng trà gừng để hạn chế tiêu chảy nếu không có sẵn thuốc.
-
4Táo bónChế độ ăn nhiều thịt và tinh bột nhưng thiếu các loại chất xơ từ rau củ quả sẽ gây ra hiện tượng táo bón. Tuy không gây đau bụng quá nhiều như các loại bệnh về dạ dày và ruột khác nhưng về lâu dài, người bệnh có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng như bệnh trĩ, nhiễm trùng,… Trong trường hợp này, sinh tố hoa quả hoặc ăn các thực phẩm có tính mát, nhuận tràng như khoai lang, chuối tiêu… có thể giúp bạn đẩy lùi chứng táo bón.
-
5Khó tiêuNhững nguyên nhân gây khó tiêu bao gồm việc dị ứng men lactose của sữa, ăn thức ăn quá cay hoặc quá nóng, nếu từng có tiền sử bị chứng khó tiêu bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.Bạn nên dùng các thực phẩm mềm, ăn nhiều rau, nhai kỹ và tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc phù hợp để cải thiện chứng bệnh này.