“Dạy con ‘yêu’ sách, vì kiến thức chính là con đường sống”

>>> Dạy con thông minh

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: Để vàng, để bạc không bằng để sách cho con!

Đại
văn hào Nga M.Gorki khi bàn về giá trị của sách, ông nói: “Sách mở ra
trước mắt tôi những chân trời mới” và ông đã khuyên nhủ mọi người: “Hãy
yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường
sống”.


Bây giờ đã trưởng
thành, xa mái trường cấp 3 hơn 30 năm, thế mà khi về hội trường, thầy
giáo cũ và các bạn vẫn gọi tôi là “phát thanh viên”, ai cũng ấn tượng
với giọng đọc của tôi, đọc to, rõ ràng, đọc nhanh và diễn cảm. Không
hiểu có phải tôi có năng khiếu bẩm sinh hay là nhờ sự khích lệ của mẹ mà tôi đã ham đọc sách từ bé. Ấn tượng mà tôi không bao giờ quên về
sách là lúc tôi mới biết đọc (học vỡ lòng), bất kì ai đến nhà chơi,
mẹ tôi cũng mang sách ra khoe với khách là tôi đọc rất hay và bảo tôi
đọc cho khách nghe (chắc là nhờ được khen nhiều nên tôi càng chăm đọc
hơn). Ở trường cấp 3 hồi đó, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, ngày nào cũng vậy,
thầy chủ nhiệm yêu cầu tôi đọc sách, báo cho cả lớp nghe, vì thế điểm thi
đua của lớp lúc nào cũng được cao. Vào giờ giảng văn, đầu giờ học, khi
cả lớp chào thầy xong, thầy chỉ cần gọi tên tôi là cả lớp đều
hiểu, tôi cầm cuốn sách giáo khoa đứng lên đọc tác phẩm văn học trước
lớp. Giờ nào cũng vậy, hình như  khi đọc tôi đã truyền được ý tưởng mà
tác giả muốn gửi tới độc giả cho các bạn lớp tôi. Vì vậy, tiết
giảng văn lúc nào cũng suôn sẻ và thầy cũng không gọi bạn nào đọc, chắc
thầy sợ thiếu thời gian chăng!

Đến học kì 2 lớp 10 (lớp cuối cấp 3 hồi
đó), thầy giáo vẫn ghi tôi vào danh sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn,
tôi phải xin thầy: “Năm nay thầy miễn cho em, vì em nộp hồ sơ thi đại học khối
A…”
, nét mặt thầy lặng im, tôi biết thầy buồn lắm nhưng vì tương lai
của học trò nên thầy đành phải chấp nhận. Nhiệm vụ đọc bài trong giờ
giảng văn tôi vẫn tiếp tục cho đến ngày chia tay mái trường cấp ba.

Cho
đến bây giờ, ngày nào tôi cũng đọc sách, tôi như nghiện sách, ông xã
nhà tôi vẫn ca cẩm tôi là mua nhiều sách quá, để sách luộm thuộm quá (vì
những cuốn đang đọc dở, đặc biệt là những cuốn sách hay tôi không cất
vào giá sách mà để ngay phòng khách để thỉnh thoảng còn “gặm nhấm” và
thưởng thức nó). Tuy nhiên, mỗi khi tôi chắt lọc được ý hay gì đó trong
cuốn sách và đem chia sẻ với ông xã thì tôi luôn nhận được sự tán
thưởng. Vì vậy, kho sách nhà tôi ngày càng đầy lên mỗi ngày.

Thiết
nghĩ, để trẻ ham đọc sách, điều cơ bản nhất là truyền cảm hứng và khích lệ trẻ. Nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi
trường sách, thư viện, nhà sách, triển lãm sách, cửa hàng sách,…

Khi trẻ đọc sách hãy cho trẻ một bút đánh dấu dòng, 1 tập giấy đánh dấu trang,…  
 

Để giúp trẻ ham đọc sách, xin được gợi ý thông qua bản đồ tư duy sau:

Theo
các chuyên gia, việc đọc sách giúp phát triển từ ngữ hiệu quả hơn bất
kỳ một biện pháp nào khác và tạo dựng những kiến thức quan trọng về xã
hội và thế giới. Sách đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
của mỗi con người, sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí
tuệ và tâm hồn con người, thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy
chúng ta biết sống và biết hy sinh, giúp trẻ hiểu rằng thói quen đọc
sách giúp các con không chỉ mở mang trí tuệ mà còn là những bài học ý
nghĩa về giá trị và nhân cách sống

Khoa
học cũng đã chứng minh rằng đọc sách là một cách rèn luyện trí não hiệu
quả, xả stress, tăng sự tập trung và nhận thức nội tâm. Đọc những cuốn sách
hay giúp trẻ mở mang tầm nhìn, tăng dũng khí và hy vọng. Việc đọc giúp
phát triển từ ngữ hiệu quả hơn bất kỳ một biện pháp nào khác và tạo dựng
những kiến thức quan trọng về xã hội và thế giới. Đọc sách cũng giúp
con người giải tỏa các phiền muộn, làm cho con người cảm giác bình an và
khoan dung
.

Cách trở thành người đọc giỏi là hãy đọc thật nhiều mà động lực chủ yếu là lòng ham thích đọc sách.Dạy con học cách đón nhận sách như một món quà sẽ giúp trẻ biết quan tâm hơn tới việc đọc sách hơn.

Hãy làm cho trẻ thấy đọc sách đem lại niềm vui cho mình và những người xung quanh!

Những chuyên đề về khơi dậy tiềm năng của con trẻ bằng cách khích lệ, động viên; đặc biệt là chuyên đề về cách sử dụng Bản đồ tư duythế nào cho hiệu quả nhất được Tiến sĩ – Nhà giáo Ưu tú Đặng Thị Thu Thủy tiếp tục chia sẻ trên Em đẹp trong chuyên mục “Dạy con thông minh”. Mời độc giả đón đọc!


TS.NGƯT Đặng Thị Thu Thủy

logo smaill

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.