Hầu hết mọi người thường có thói quen bỏ hạt khi ăn trái cây. Tuy nhiên, hạt của một số hoa quả lại là bộ phận cực bổ, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
-
1
Hạt bơ
Quả bơ vẫn được biết đến là một siêu thực phẩm với nguồn dinh dưỡng lành mạnh nhưng không phải ai cũng biết rằng hạt bơ rất giàu dinh dưỡng, thậm chí còn nhiều hơn nguồn dinh dưỡng trong thịt quả. Do đó, nhiều người khi ăn thường bỏ hạt bơ một cách lãng phí.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 70% lượng axit amin chứa trong trái bơ được tìm thấy trong hạt. Ngoài ra, hạt bơ chứa chất xơ hòa tan đủ cho nhu cầu chất xơ cơ thể cần trong ngày. Trong hạt bơ có nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự lão hóa.
Ngoài ra, hạt bơ còn có tác dụng phòng bệnh tim mạch, giảm cholesterol và triglyceride, tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng.
Những người giảm cân cũng có thể ăn hạt bơ để tăng cường đốt cháy mỡ thừa, kích thích quá trình chuyển hóa trong ruột và tạo cảm giác no lâu.
Cách sử dụng:
Bạn cần bóc bỏ lớp vỏ mỏng xung quanh hạt bơ sau đó nướng qua bằng lửa nhỏ hoặc luộc chín, phơi nắng 3-5 ngày. Đập dập hạt bơ hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Hạt bơ sau khi đã qua chế biến có thể trộn cùng các món salad, súp, hầm hoặc làm nước xốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dử dụng hạt bơ làm mặt nạ dưỡng tóc, tẩy tế bào chết và điều trị mụn hiệu quả. Những người bị đau khớp có thể ngâm hạt bơ xay nhuyễn với rượu để đắp lên vùng đau.
Lưu ý: Bạn không nên ăn quá nhiều hạt bơ do hàm lượng tannin trong hạt tương đối lớn.
-
2
Hạt lựu
Lựu là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Nhiều người khi ăn lựu thường cố bỏ hạt. Thói quen này không những rất phiền phức mà còn gây lãng phí. Bởi hạt lựu không nóng, có thể dùng để chế biến nước giải khát cho cơ thể, làm đẹp da.Trong dịch quả hạt lựu chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza… Nhờ đó, hạt lựu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cách sử dụng:
Để trị đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài, bạn lấy ruột quả lựu sấy khô, tán bột. Mỗi lần 10-12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống.
Để thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè, bạn hãy nấu canh cho một số hạt lựu tươi. Canh này còn phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt.
Lưu ý: Khi sử dụng hạt lựu bạn cần lưu ý, lựu và bưởi chùm có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp (nitatin). Do đó nếu dùng phải thận trọng và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa. Không dùng lựu cùng củ cải.
-
3
Hạt dưa hấu
Dưa hấu là một trong những loại trái cây dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng. Tất cả các bộ phận trong quả dưa hấu đều có công dụng riêng, đặc biệt là hạt dưa hấu. Nhiều người không nhận ra điều đó, nên khi ăn dưa hấu, nhiều người đã tỉ mẩn loại bỏ đi từng hạt dưa.
Thực tế, hạt dưa hấu rất giàu protein, magiê và vitamin B (loại vitamin rất cần thiết để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để hỗ trợ tất cả các chức năng của cơ thể). Bên cạnh đó, hạt dưa hấu còn chứa các axit béo không bão hòa như axit linoleic, giúp giảm lượng chất béo và cholesterol trong máu và điều trị bệnh tim mạch.
Ngoài ra, lượng axit béo không no trong hạt dưa hấu khá phong phú nên loại hạt này còn có tác dụng hạ huyết áp cao, phòng ngừa xơ cứng động mạch, là món ăn nhẹ của những bệnh nhân huyết áp cao.
Cách sử dụng:
Bạn có thể ăn trực tiếp hạt dưa hấu thay vì tìm cách loại bỏ chúng khi ăn dưa hấu hoặc mua loại hạt dưa hấu đã phơi khô và rang sẵn tại các cửa hàng để ăn mỗi ngày.
-
4
Hạt dưa lê
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt dưa lê có chứa khoảng 3,6% protein, tương đương với lượng protein có trong đậu nành. Đồng thời, hạt dưa lê còn giàu axit béo omega-3, vitamin (A, C, E), chất xơ…
Thường xuyên ăn hạt dưa lê có thể giúp bạn phòng ngừa các bệnh về tim mạch, ngăn chặn thoái hóa điểm vàng ở mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể hiệu quả.
Ngoài ra, hạt dưa lê còn giúp cải thiện mật độ xương. Vì vậy, phụ nữ và trẻ em nên tăng cường ăn nhiều trái cây này. Những người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 cũng nên thường xuyên ăn hạt dưa lê để phòng bệnh.
Bên cạnh đó, hạt dưa lên còn có công dụng hỗ trợ loại bỏ các loại giun, sán trong ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, đây cũng là một trong những loại trái cây thích hợp cho việc giảm cân trong mùa hè. Hàm lượng chất xơ cao trong dưa lê giúp bạn no nhanh, lâu hơn, hạn chế chứng thèm ăn.
Cách sử dụng:
Khi ăn dưa lê bạn không nên bỏ hạt. Ăn trực tiếp hạt dưa lê hoặc có thể thêm hạt dưa lê vào khi xay sinh tố.Bạn có thể xem thêm những lý do không nên bỏ hạt dưa lê TẠI ĐÂY
-
5
Hạt vải
Trong Đông y, hạt vải có tên lệ chi hạch; lệ nhân, đại lệ hạch. Hạt vải được xếp vào nhóm Thuốc lý khí (lý = chỉnh lý, lý khí = chữa trị các chứng bệnh liên quan đến chức năng của khí), cùng với những vị thuốc quen thuộc như hương phụ (củ gấu), trần bì (vỏ quít chín để lâu ngày), thanh bì (vỏ quít xanh), chỉ thực, mộc hương, ô dược…
Hạt vải có tác dụng chữa bệnh đau bụng kinh, đau dạ dày, thoát vị, tinh hoàn sưng đau, phòng ngừa sỏi thận, viêm gan B, đái tháo đường…
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm đã cho thấy, tiêm hoạt chất chiết từ hạt vải cho chuột nhắt có tác dụng giảm đường huyết và làm cho lượng glycogen ở gan giảm rõ ràng.
Cách sử dụng:
Để chữa trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2, bạn cần sấy khô hạt vải rồi tán mịn. Sau đó cho bột hạt vải đã tán mịn vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần uống 10g. Liệu trình 3 tháng.
Để chữa đau dạ dày mạn tính, bạn cần dùng hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
Để phòng sỏi mật, bạn dùng hạt vải và hạt quít – mỗi thứ 20 g, trần bì 10 g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.
Để chữa tinh hoàn sưng đau, cần dùng hạt vải, trần bì, hồi hương; ba vị liều lượng bằng nhau, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần; mỗi lần uống 4-6 g, dùng rượu hoặc nước ấm chiêu thuốc.
Phụ nữ thống kinh, sản hậu đau bụng có thể dùng hạt vải 15 g, (thiêu tồn tính), hương phụ (củ gấu) 30g. Hai thứ nghiền mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6 g, chiêu bằng nước muối nhạt hoặc nước đun sôi.ch.
-
6
Hạt mít
Hạt mít là một loại hạt rất phổ biến và thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng hạt mít để tăng cường sức khỏe và làm đẹp hiệu quả.
Loại hạt này chứa nhiều Vitamin A, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Chúng cũng ngăn chặn các bệnh về mắt như là bệnh mù trong đêm. Vitamin A còn thúc đẩy tóc khỏe hơn và làm giảm triệt để tình trạng tóc khô gãy rụng.
Ngoài ra, hạt mít còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa chứng táo bón, giải độc cơ thể hiệu quả. Hơn nữa, vì có chứa rất nhiều mangan nên chúng cũng giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định, đảm bảo lưu thông máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Cách sử dụng:
Để giảm bớt những nếp nhăn ở trên khuôn mặt, bạn có thể lấy hạt mít và ngâm chúng trong sữa lạnh một lúc. Sau đó xay nát hạt mít và đắp lên chỗ có những nếp nhăn.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng hạt mít như một loại mặt nạ làm đẹp da hiệu quả. Ngâm hạt mít khô với sữa và mật ong. Sau đó, xay chúng thành một hỗn hợp nhuyễn, rồi thoa đều lên mặt. Bạn để lớp mặt nạ đó khô hẳn trong 15 phút rồi rửa sạch lại.
Đồng thời, hạt mít rang hoặc nướng được coi là bài thuốc dân gian giúp tăng cường quan hệ vợ chồng.