Dựa trên những tài liệu hình ảnh độ phân giải cao của Google Earth, các nhà khoa học đã tiếp tục cập nhật thêm tổng diện tích của Trái Đất, nâng con số này lên 9%.
Theo tạp chí ScienceMag, các ước tính của con người trước đây về số lượng rừng bao phủ tại các vùng đất khô hạn trên thế giới thường không được đầy đủ, thậm chí gặp khá nhiều khó khăn. Vấn đề đến từ việc hình ảnh vệ tinh có độ phân giải thấp nên khó nhận ra sự khác biệt giữa cây rừng, bóng cây và mặt đất.
Những vùng đất khô hạn thực chất đang ẩn chứa từ 40 – 47% lượng cây rừng trên Trái Đất.
Tuy nhiên để tìm ra hướng giải quyết, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã thực hiện nghiên cứu toàn cầu, trong đó có sử dụng bộ hình ảnh Google Earth độ phân giải cao do Google cung cấp. Mỗi điểm ảnh trong bức hình khổng lồ đại diện cho một mảnh đất rộng dưới 1 mét.
Theo đó, hàng trăm nhà khoa học cùng các nhóm sinh viên đã xem xét hơn 210 ngàn bức ảnh và phát hiện ra, những vùng đất khô hạn thực chất đang ẩn chứa từ 40 – 47% lượng cây rừng trên Trái Đất. Con số này phần nào đẩy tổng diện tích rừng toàn cầu tăng lên tới 9%.
Hình ảnh mô tả sự phân bổ lượng rừng tại các vùng đất khô hạn trên thế giới.
Số rừng này được tìm thấy chủ yếu nhờ chất lượng ảnh chụp độ phân giải cao của vệ tinh. Nổi bật hơn cả tại Châu Phi, châu lục đặc trưng với khí hậu nóng nực khô cằn nay được phát hiện có số lượng rừng nhiều hơn gấp đôi so với dữ liệu tìm hiểu trước đây. Với việc tìm thấy thêm 467 triệu hecta rừng khác trên toàn cầu, Trái Đất dường như đã có thêm Amazon thứ hai.
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học đã mở ra thêm nhiều hiểu biết về chu kỳ carbon, giúp ước tính chính xác hơn về lượng khí thải CO2 đang được hấp thụ trong bầu khí quyển, đồng thời có sự so sánh và cân bằng tốt hơn với lượng CO2 phát sinh từ hoạt động công nghiệp, đời sống.
Theo vnreview