Nhiều sản phẩm hiện nay có những ký hiệu rất kỳ lạ mà rất ít người trong chúng ta hiểu đúng về ý nghĩa của chúng.
Trên bao bì sản phẩm bao giờ cũng phải ghi đầy đủ các thông tin về thành phần, dinh dưỡng (nếu là thực phẩm), nguồn gốc xuất xứ và các cảnh báo về tác hại có thể xảy ra.
Tuy nhiên nếu để ý, bạn sẽ thấy bên cạnh các thông tin trên, bao bì sản phẩm đôi lúc có chứa những ký hiệu rất lạ, ví dụ như các ô màu trên chai nước hoặc lọ mỹ phẩm…
Trên các chai nhựa…
Bạn có thực sự hiểu hết những ký hiệu dưới đáy chai nước này không?
Hoặc những con số trên tem hoa quả nhập khẩu…
Những mã code trên trái cây nhập khẩu.
Vậy những ký tự đó có ý nghĩa gì? Lời giải sẽ đến ngay sau đây.
1. Ký hiệu trên các chai nhựa
Những ký hiệu này bên cạnh việc cho biết chai nước của bạn làm từ loại nhựa gì còn để chỉ ra rằng chúng ta có nên “tái chế” chúng hay không.
Ký hiệu dưới đáy những chai nhựa.
2. Những con số trên hoa quả nhập khẩu
Bên cạnh mã vạch, các loại hoa quả nhập đều có một dãy số khá đặc biệt, có thể gồm 4 hoặc 5 số, trong đó số đầu tiên luôn là 3, 4, 8 và 9. Đó là các mã số PLU – Price look-up code – với chức năng chủ yếu là để thu ngân tiện thanh toán.
Tuy nhiên mã PLU còn có một chức năng khác, đó là cho biết thứ hoa quả bạn đang ăn “được trồng như thế nào”, dựa trên con số đầu tiên của dãy số.
Bên cạnh mã vạch, các loại hoa quả nhập đều có một dãy số khá đặc biệt.
Cụ thể hơn, những loại hoa quả có 4 chữ số là loại hoa quả được trồng theo phương pháp truyền thống và có sử dụng thuốc trừ sâu.
Nếu trước 4 số này có thêm số 9, đó là sản phẩm hữu cơ – organic – được trồng 100% theo phương pháp tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào.
Và cuối cùng là con số 8 – con số dùng để chỉ thực phẩm thuộc loại biến đổi gene – Genetically modified organisms.
3. Những vòng tròn đầy màu sắc trên bao bì thực phẩm
Những vòng tròn này chỉ nhằm phục vụ… nhà in.
Thực ra, những vòng tròn này chỉ nhằm phục vụ… nhà in, nhằm cho biết màu sắc nào được sử dụng để thiết kế nên bao bì sản phẩm. Bên cạnh những ô màu sẽ có biểu tượng nhằm đánh dấu toàn bộ màu sắc được in lên trên bao bì.
Và nếu bạn không nhìn thấy những ký hiệu này thì cũng… chẳng sao cả, vì đó chỉ là luật do một số hãng thực phẩm đặt ra, không phải quy ước chung.