“Phụ nữ giải khuây” là tên gọi chung được nhiều người dùng để ám chỉ những người phụ nữ từng bị làm nô lệ tình dục trong thế chiến thứ II, bao gồm những người phụ nữ Trung Quốc và Hàn Quốc. Và mãi cho đến ngày hôm nay, khi lịch sử chiến tranh dường như đã bị vùi lấp dưới nền công nghiệp hiện đại, nỗi đau và sự oán trách của những con người trong thời đại đó vẫn không thể bị vùi lấp. Tất cả mọi chuyện xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn hiển hiện như mới xảy ra ngày hôm qua, trong ánh mắt những người phụ nữ này.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nói rằng, họ chỉ có thể xác định nơi ở của hơn 20 cựu “phụ nữ giải khuây” hiện còn ở Trung Quốc. Hầu hết họ đều đang ở trong tình trạng tinh thần tồi tệ.
Đôi mắt mờ đục xa xăm của người phụ nữ già này là minh chứng sống cho tất cả nỗi đau mà bà phải gánh trong suốt 70 năm qua.
Liệu bồi thường bao nhiêu là đủ cho những con người này? Liệu bao nhiêu lời xin lỗi sẽ làm khuây khỏa tinh thần và thể xác từng bị vấy bẩn này? Liệu ai chịu trách nhiệm về cuộc đời của họ? Không ai cả, ngoài chính là bản thân họ, những nô lệ tình dục trong thế chiến II, những người phụ nữ giải khuây.
Cái kết bi đát cho số phận của phần lớn các cựu “phụ nữ giải khuây” là họ không có còn khả năng sinh con nữa. Đó là một điều hết sức tàn nhẫn. Khi thiên chức thiêng liêng, cao cả nhất của một người phụ nữ cũng bị tước đoạt mất, không còn nỗi đau nào lớn bằng.
Ở Hàn Quốc, 8 cựu nô lệ tình dục đã qua đời trong năm nay.
Gil Won-ok, sinh ra tại Bắc Triều Tiên vào năm 1927. Bà đã được đưa đến một nhà thổ quân đội Nhật Bản tại Trung Quốc vào năm 1940, sau đó bà bị bệnh giang mai và bác sĩ đã phải cắt bỏ đi tử cung của bà. Kể từ đó, bà mất hoàn toàn khả năng sinh con.
Bức ảnh này chụp người phụ nữ tên Hao Yuelian – một nô lệ tình dục. Bà cũng không còn khả năng sinh con và chỉ có một cô con gái nuôi. Trớ trêu là, bức ảnh được chụp tại phòng của bà – nơi treo toàn tranh em bé, như một ước vọng thầm kín, đối nghịch với số phận của người đàn bà bất hạnh. Chính nỗi đau mất quyền làm mẹ lại càng thổi lên khao khát được sinh nở của bà, suốt từ thời thanh xuân và cứ thế mãi cho đến buổi xế chiều của cuộc đời.
Juxiang Hao đã bị các binh sĩ Nhật Bản bắt cóc khi bà chỉ mới 15, 16 tuổi và buộc phải phục vụ họ như một “nô lệ tình dục” trong gần 20 ngày. Ngôi nhà xập xệ lúc hoàng hôn mà bà đang sống dường như “phù hợp” với cuộc đời nghịch cảnh và bất hạnh của bà.
Kim Bok-dong cũng bị bắt cóc khi bà mới 15 tuổi. Theo lời khai của bà, vào các ngày trong tuần, bà bị buộc phải quan hệ tình dục với khoảng 15 binh sĩ Nhật Bản một ngày và vào cuối tuần, bà bị giam trong nhà chứa. Đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng bà vẫn thấy những ký ức kinh hoàng đó hiển hiện như ngày nào. Bây giờ, điều mà bà đang phải đối mặt không phải là sự xấu hổ, mà là đấu tranh giành lại quyền làm người từng bị tước đoạt cách đây 50 năm cũng như buộc những binh lính Nhật phải trả giá vì những gì họ đã làm với những phụ nữ giải khuây như bà.
Cứ mỗi thứ tư, bà lại cùng mọi người biểu tình trước Đại Sứ Quán Nhật tại Seoul để yêu cầu lời xin lỗi từ Nhật Bản. Hàng trăm người khác cũng ủng hộ bằng cách tham gia vào các cuộc biểu tình này. Bà tâm sự rằng, đa phần các “phụ nữ giải khuây” đều chết và mang theo nỗi đau không có lời xin lỗi cũng như sự bồi thường thỏa đáng từ phía Nhật Bản.
Nơi đây là một phế tích của pháo đài – nơi từng chứng kiến biết bao vụ lạm dụng tình dục trong thế chiến II. Các phụ nữ giải khuây điều bị bỏ rơi tại đây.
Gia đình bà Ren Lane cũng mong mỏi sự hỗ trợ tài chính từ phía Chính phủ Trung Quốc, nhưng chưa một lần nào bà được thăm hỏi hay hỗ trợ gì. Bà cũng là một nô lệ tình dục khi mới 15 tuổi và phải chịu cảnh nô lệ trong suốt 20 ngày. Mẹ bà đã đem tài sản mình để chuộc lại con gái. Bà khá may mắn so với những phụ nữ giải khuây khác, vì sau khi được giải thoát, bà đã kết hôn và có 3 người con trai và 1 người con gái.
Xem thêm:
phu nu va gia dinh
2-9
Tin tức online
Phu nu va gia dinh
Nguồn: Theo Trithuctre
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.