Hướng dẫn chuẩn bị cho cuộc sống khi đi du học Hà Lan

Hướng dẫn chuẩn bị cho cuộc sống khi đi du học Hà Lan  - 1

Để du học thành công và như mong đợi, bạn cần có những chuẩn bị kĩ càng cho cuộc sống nơi xứ người ở bất kỳ quốc gia nào. Đến với Hà Lan bạn nên chuẩn bị như những gợi ý dưới đây.

Cùng ghi nhớ nhé!

  • 1

    Thị thực nhập cảnh:

    Để đến Hà Lan với mục đích du học, tất cả du học sinh Việt Nam phải có thị thực nhập cảnh. Đó là một loại nhãn dán dính vào hộ chiếu của bạn tại đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự quán Hà Lan tại Việt Nam. 

    Thị thực nhập cảnh ngắn hạn: Đối với trường hợp lưu trú ngắn hơn ba tháng, bạn có thể xin “thị thực nhập cảnh ngắn hạn” (Visum Kort Verbliff) tùy theo quốc tịch của bạn. Bạn có thể  liên hệ văn phòng đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự Hà Lan gần nhất để biết thêm thông tin. 

    Giấy phép lưu trú tạm thời: Nếu bạn có ý định lưu trú lâu hơn ba tháng, bạn sẽ xin giấy “chấp thuận lưu trú tạm thời” (Machtiging tot Voorlopig Verbliff hay gọi tắt là MVV). Các yêu cầu này không áp dụng cho công dân các nước thuộc khối EU/EAA, Mỹ, Australia, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Thụy sĩ hoặc Monaco. 
    Thông thường nộp đơn xin MVV phải mất từ ba đến sáu tháng, có khi lâu hơn. Trường đại học ở Hà Lan nơi chấp nhận bạn vào học có thể thay mặt bạn xin MVV.

    Giấy phép tạm trú :Trong vòng năm ngày sau khi đặt chân đến Hà Lan, tất cả các công dân nước ngoài đều phải đăng ký với chính quyền địa phương. Những người có ý định tạm trú lâu hơn ba tháng cần phải xin giấy phép tạm trú (verbliffsvergunning). 

    Giấy phép lao động: Bên cạnh việc xin thị thực nhập cảnh, nếu bạn đến Hà Lan theo diện thực tập hoặc làm việc, sinh viên không thuộc công dân khối EU/EAA cần xin giấy phép lao động (Tewerkstellingsvergunning). Công ty tuyển dụng bạn sẽ có trách nhiệm xin giấy phép này. Bạn cũng sẽ cần giấy phép lao động trong trường hợp bạn muốn có một việc làm ăn lương song song với việc học. Có hai lựa chọn nếu bạn muốn đi làm trong khi đang đi học: hoặc làm việc ít hơn 10 giờ/tuần hoặc làm việc toàn thời gian trong các tháng sáu, bảy và tám. Nếu bạn hoàn thành tốt chương trình học, bạn có thể xin giấy phép lưu trú có hiệu lực năm năm. Để được cấp giấy phép này, bạn phải có hợp đồng lao động. 

    Hướng dẫn chuẩn bị cho cuộc sống khi đi du học Hà Lan  - 1

  • 2

    Nhà ở:

    Nếu bạn đang tham gia một chương trình trao đổi văn hóa hoặc nhập học một khóa học quốc tế, phòng ở của bạn có thể được thu xếp trước. Bạn hãy chấp nhận ngay nếu không sẽ hối tiếc về sau! Tìm được một nơi ở tại một quốc gia đông dân như Hà Lan không phải là chuyện dễ. Các sinh viên Hà Lan thường tìm chổ trọ ở thị trường tự do. Các phòng cho thuê thường không được trang bị đồ đạc, bếp và phòng tắm thường dùng chung với các bạn khác. Phần lớn các hợp đồng cho thuê có thời hạn ít nhất là sáu tháng hoặc một năm. Trước khi lên đường du học Hà Lan, bạn nhớ hỏi liệu trường nhận bạn đến học có bố trí nhà ở cho bạn chưa.

  • 3

    Bảo hiểm:

    Luật pháp Hà Lan yêu cầu tất cả mọi người sinh sống ở Hà Lan phải mua bảo hiểm y tế. Vì vậy, mọi sinh viên phải chắc chắn mua bảo hiểm đầy đủ trong thời gian tạm trú. Nếu bạn mua bảo hiểm ở Việt Nam bao gồm đầy đủ các chi phí thuốc men và trách nhiệm pháp lý trong thời gian bạn sống ở Hà Lan, bạn nên đem theo giấy xác nhận (bằng tiếng Anh) ghi rõ chi tiết các hạng mục được bảo hiểm thanh toán. Nếu bạn không mua đủ các hạng mục bảo hiểm cần thiết, bạn sẽ phải mua bảo hiểm ở Hà Lan. Trưởng phòng sinh viên tại trường bạn đăng ký có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn. Một số hợp đồng bảo hiểm được thiết kế đặc biệt dành riêng cho sinh viên.

  • 4

    Chi phí sinh hoạt:

    Cuộc khảo sát nghiên cứu mức sinh hoạt thế giới gần đây nhất của EIU cho thấy, chi phí sinh hoạt ở Amsterdam khá rẻ so với các thành phố khác như New York, London, Paris và Bắc Kinh. Kinh nghiệm cho thấy một sinh viên sống và học tập ở Hà Lan trong một năm sẽ chi tiêu trong khoảng từ $940 – 1343/tháng. Khoản tiền này dùng để trả tiền chi tiêu hàng ngày, tiền thuê nhà, lệ phí đăng ký học và học phí.

    Hướng dẫn chuẩn bị cho cuộc sống khi đi du học Hà Lan  - 2

    Bạn không thể trông chờ có một nguồn thu nhập thêm nào sau khi bạn đặt chân đến Hà Lan. Các trường đại học ở Hà Lan không có ngân sách để hỗ trợ sinh viên. Nếu bạn là công dân đến từ các nước thuộc khối EU hoặc EEA, bạn có thể được hưởng một khoản trợ cấp hoặc được hoàn trả học phí. 

  • 5

    Sinh viên đi làm:

    Là sinh viên nước ngoài tại Hà Lan, bạn có thể muốn làm việc bán thời gian. Có nhiều sinh viên quốc tế cần có giấy phép lao động để nhận được việc làm bán thời gian. Quy định này phụ thuộc vào quốc tịch của bạn. Sinh viên ngoài khối EU/EEA cần giấy phép lao động và có hai lựa chọn nếu muốn làm việc trong thời gian đang học: hoặc làm việc ít hơn 10 tiếng một tuần trong suốt cả năm hoặc làm việc toàn thời gian chỉ trong các tháng sáu, bảy, tám.

    Đọc thêm thông tin về các luật và quy định đối với giấy phép làm việc cũng như các vấn đề liên quan đến bảo hiểm và thuế thu nhập.

  • 6

    Gía trị tiền tệ:

    Cuộc khảo sát nghiên cứu mức sinh hoạt thế giới cho thấy rằng chi phí sinh hoạt ở Amsterdam khá rẻ so với các thành phố khác như New York, London, Paris và Bắc Kinh. Kinh nghiệm cho thấy một sinh viên sống và học tập ở Hà Lan trong một năm sẽ chi tiêu trong khoảng từ $940 – 1343/tháng. Khoản tiền này dùng để trả chi tiêu hàng ngày, tiền thuê nhà, lệ phí đăng ký học và học phí.

    Giáo dục ở Hà Lan không miễn phí mà mức học phí hợp lý. Học phí một năm cho một chương trình hay khoá học rất khác nhau giữa các trường đại học. Thông thường đối với sinh viên là công dân các nước thành viên châu Âu có mức học phí khoảng $2150, còn sinh viên ngoài châu Âu thì cao hơn.