Kế hoạch nhận định và chăm sóc trẻ còi xương của mẹ

Kế hoạch nhận định và chăm sóc trẻ còi xương của mẹ

Với những triệu chứng của bệnh còi xương, nếu như trẻ bị bệnh còi xương thì mẹ cần phải nhận định và chuẩn đoán bệnh sớm cho trẻ để không để lại những hậu quả đáng tiếc.

Đầu tiên là nhận định bệnh

Đầu tiên, khi đã nghi ngờ và phát hiện ra triệu chứng thì mẹ nên cho bé đi thăm khám toàn diện để xác định các dấu hiệu còi xương có chuẩn xác hay không. Đó là các dấu hiệu thần kinh, thóp có rộng không? bờ thóp có mềm không? có biểu hiên hạ calci huyết không? Trẻ có bị co giật không? Các khớp xương của trẻ có bị biến dạng không? Cần nhận định xem sự biến dạng của xương và giảm trương lực cơ đã ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng khác như hô hấp, vận động? Mẹ cần cho bé khám xem trẻ có thiếu máu không? Hỏi bác sĩ về các nguyên nhân và nguy cơ về bệnh còi xương ở trẻ.

Tiếp theo là chuẩn đoán và chăm sóc

Tất cả những chẩn đoán chăm sóc bạn có thể gặp là:

Bé bị ra mồ hôi trộm nhiều, khi bé ngủ thì bé hay bị giật mình bởi rối loạn thần kinh thực vật liên quan đến việc trẻ bị thiếu vitamin D.

Chuẩn đoán về thóp của trẻ, thóp của trẻ chậm liền do rối loạn quá trình tạo xương cũng bởi một nguyên nhân là thiếu Vitamin D.

Đầu của trẻ to, đầu của trẻ lại có nhiều bướu bởi sự rối loạn quá trình tạo xương cùng bởi bị thiếu Vitamin D.

Da của trẻ bị xanh, niêm mạc nhợt do thiếu máu.

Trẻ có sự biến dạng xương do loãng xương.

Trẻ bị co giât và co cứng do hạ calci máu.

Khi phát hiện ra những dấu hiệu này, bạn cần nhận định và chuẩn đoán để có những biện phát chăm sóc ngay. Như vậy mới bảo vệ được bé và bé yêu mới có thể phát triển được toàn diện.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.