Khỉ cũng biết chia sẻ với đồng loại

Khỉ cũng biết chia sẻ với đồng loại

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu động vật linh trưởng quốc gia Yerkes, Đại học Emory, mới đây đã chứng minh rằng khỉ mũ cũng giống như con người coi hành động cho tặng là một kinh nghiệm làm thỏa mãn. Phát hiện này đã tiếp nối một nghiên cứu gần đây ở con người ghi lại hoạt động trong trung tâm ban thưởng của bộ não sau khi con người làm từ thiện.

Nghiên cứu cho thấy sự thấu cảm trong việc cảm nhận được mong muốn của đối tượng khác đã thúc đẩy hành động chia sẻ – một đặc điểm vượt trội ở các loài động vật linh trưởng.

Frans de Waal – giám đốc Trung tâm Living Links thuộc Trung tâm nghiên cứu Yerkes – cùng với chuyên gia nghiên cứu Kristi Leimgruber đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu trao đổi phiếu thức ăn với 8 con khi mũ cái trưởng thành. Mỗi một con khỉ mũ được xếp cặp với một họ hàng của nó, hoặc có thể là một con cái quen thuộc nhưng không cùng họ thuộc cùng nhóm xã hội với nó hay có thể là một con cái hoàn toàn xa lạ (thuộc một nhóm khác). 

Khỉ cũng biết chia sẻ với đồng loại

Bằng chứng mới cho thấy khỉ mũ cũng giống như con người coi hành động cho tặng là một kinh nghiệm làm thỏa mãn. (Ảnh: iStockphoto/Robert Deal)

Các con khỉ mũ lúc đó được phép lựa chọn hai phiếu thức ăn: một lựa chọn ích kỉ (con khỉ mũ được nhận một lát táo) và một lựa chọn ủng hộ tính xã hội (prosocial) (cả hai con khỉ mũ đều được một lát táo). Phần lớn chúng đều lựa chọn lựa chọn ủng hộ tính xã hội khi được ghép cặp với họ hàng hay một con khỉ quen biết, nhưng chúng không làm thế khi ghép cặp với kẻ lạ mặt.

De Waal cho biết: “Việc phần lớn khỉ mũ có lựa chọn ủng hộ tính xã hội đồng nghĩa với việc nhìn thấy một con khỉ khác có được thức ăn đã làm thỏa mãn hoặc ban thưởng cho chúng. Chúng tôi tin rằng hành vi ủng hộ tình xã hội có cơ sở là sự thấu cảm. Sự thấu cảm tăng lên ở cả con người và các loài động vật có quan hệ gần gũi về mặt xã hội. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các cá thể gần gũi nhau hơn thì có lựa chọn ủng hộ tính xã hội nhiều hơn. Chúng có xu hướng quan tâm đến nhóm các cá thể mà chúng biết”.

De Waal và nhóm nghiên cứu của ông tiếp sau đó sẽ nghiên cứu nhằm xác định liệu hành động cho tặng có ban thưởng cho khỉ mũ vì chúng có thể ăn cùng nhau hay không; và liệu con khỉ đơn giản là chỉ thích nhìn con khỉ khác thưởng thức đồ ăn.

Nghiên cứu được Quỹ khoa học quốc gia và Quỹ của Viện sức khỏe quốc gia cấp cho đại học Yerkes tài trợ.

Tham khảo:

Frans B. M. de Waal; Kristin Leimgruber; Amanda R. Greenberg. Giving is self-rewarding for monkeys. Proceedings of the National Academy of Sciences, [link]

 

Theo Trà Mi (ScienceDaily)