Trẻ bị ho, nhiều bậc phụ huynh đã lo lắng, sốt sắng đưa trẻ đi khám ngay nhưng cũng có nhiều bậc phụ huynh chần chừ cho con uống hết các loại thuốc này đến loại thuốc khác. Khi nào nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế?
Các bậc cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ bị ho, đừng nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân nào khiến bé bị ho để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất. Có rất nhiều trường hợp trẻ chỉ đơn thuần là ho gió hoặc là bé bị sặc đồ ăn, đồ uống nên ho, với những trường hợp này thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng bởi đây chỉ là ho bộc phát và nó sẽ khỏi ngay, không cần sử dụng thuốc hay đưa trẻ đi khám.
Có rất nhiều trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, rồi tím tái này sẽ xuống ở đầu ngón tay, ngón chân. Nhiều trường hợp trẻ sẽ bị khó thở, có khi trẻ thở rất nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút, kèm theo đó là tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn. Nếu như trẻ có biểu hiện này thì đây là những trường hợp nặng và phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Đặc biệt là tình trạng bé ho đến mức khó thở thì hãy mau chóng đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Thêm một điều cần lưu ý nữa đối với các bậc phụ huynh là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng.Bên cạnh đó, ở các bé sơ sinh thì biểu hiện thường không rầm rộ và không rõ nét bởi trẻ không nói được. Bởi thế cha mẹ cần theo dõi khi thấy bé nhà mình ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay kèm thêm các biểu hiện khác là nôn chớ thường xuyên, cứ ăn xong là ho là nôn, ho lâu này thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Đừng chủ quan nếu như thấy trẻ có các biểu hiện này bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ sau này, sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và sụt cân.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.