Bệnh tiểu đường thuộc nhóm các bệnh chuyển hóa, trong đó người bệnh có đường huyết cao, gây ra các triệu chứng điển hình như ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy một phần ba trong số 24 triệu người không biết mình đang mắc bệnh tiểu đường.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy do nhận thức về bệnh tật thấp cũng như những hạn chế của mạng lưới y tế nên tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện trong cộng đồng còn cao, chiếm 64,5%. Vào thời điểm bệnh tiểu đường được chẩn đoán, 50% số bệnh nhân đã xuất hiện các biến chứng. Khi phát hiện bệnh, khoảng 20% số bệnh nhân đã có tổn thương thận, 8% có tổn thương võng mạc, 9% có tổn thương thần kinh và 50% đã có bệnh tim mạch.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Kiểm soát bệnh tiểu đường giúp ngăn ngừa bệnh nặng thêm và các biến chứng. Để làm điều đó, bạn chỉ cần thay đổi lối sống.
-
1
Hạn chế carbohydrat.
Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều carbonhydrat. Chỉ cần 30-60g carbonhydrat trong mỗi bữa ăn là đủ. Nếu chỉ có 15-30g carbonhydrat, hãy cân bằng nó bằng protein hoặc chất béo không no như sữa chua, trái cây và phomat ít béo.
-
2
Thực phẩm nhiều chất xơ và protein.
Thực phẩm nhiều chất xơ cũng giúp giảm đường huyết. Gạo nâu, ngũ cốc nguyên cám được khuyến nghị dùng. Tương tự, thực phẩm có hàm lượng protein cao như cá, hải sản có vỏ và thịt nạc rất có lợi cho sức khỏe.
-
3
Ăn nhiều bữa nhỏ.
Các bữa ăn nên cách nhau 3-4 giờ. Theo cách này, cơ thể sẽ liên tục no để chuyển hóa của bạn tốt hơn, đốt cháy calo cũng nhiều hơn.
-
4
Tập luyện.
Tập luyện là câu trả lời tốt nhất trong phòng ngừa tất cả các bệnh. Đi bộ, đạp xe hoặc các hoạt động tập luyện thể lực khác giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn để giảm đường huyết.