Làm sao để biết bệnh nào kỵ vitamin gì?

4 điều nguy hiểm cần biết khi tắm mùa đông

Giáo sư bác sĩ Hilary Powers, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Trường đại học Sheffield (Mỹ), chia sẻ: “Một số bệnh có thể khiến cơ thể chúng ta phản ứng bất lợi với một loại vitamin và chất khoáng nào đó. Đặc biệt, thuốc chữa bệnh có thể tương tác với vitamin bổ sung theo hướng làm trầm trọng thêm bệnh”.

  • 1

    Loét dạ dày kỵ vitamin A

    Bệnh loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori thường được chữa trị bằng kháng sinh tetracycline. Tuy nhiên, theo bác sĩ Sylvia Turner, thành viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh quốc, sẽ là sai lầm nếu bạn dùng bổ sung quá nhiều vitamin A trong lúc chữa bệnh với Tetracycline.

    Vitamin A giúp vết loét chóng lành, nhưng nếu dùng liều cao mỗi ngày (2,3 mg hoặc hơn thay vì 0,7 mg đối với nam và 0,6 mg đối với nữ) từ tháng này sang tháng nọ thì sẽ dẫn đến chứng tăng áp lực nội sọ tự phát gây đau đầu, sưng thần kinh thị giác và ói mửa.

  • 2

    Bệnh tiểu đường kỵ vitamin B3

    Vitamin B3, còn gọi là niacin, giúp cung cấp năng lượng từ thức ăn chúng ta dùng. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao (hơn 100 mg/ngày) vitamin B3 trở nên có hại với những người bệnh tiểu đường.

    Những nghiên cứu gần đây cho thấy, bổ sung quá nhiều vitamin B3 có thể làm tăng đường huyết bởi vì nó ngăn cản các tế bào máu hấp thu đường.

    Người bệnh có những phản ứng tiêu cực đến tinh dịch. Các triệu chứng bao gồm phát ban, sưng tấy và khó thở. Để phòng ngừa, bạn có thể sử dụng bao cao su.

  • 3

    Bệnh tim kỵ vitamin E và kali

    Nếu trái tim bạn có vấn đề, không nên dùng vitamin E liều cao vì sẽ làm trầm trọng hơn căn bệnh tim của bạn. Đây là kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu Canada ở đại học McMaster. Họ đã theo dõi 10.000 người mắc bệnh tim, động mạch ngoại biên và tiểu đường suốt 7 năm trước khi phát hiện ra rằng uống mỗi ngày vitamin E liều cao (400 IU, tức khoảng 363mg) liên quan đến tình trạng tăng 13% nguy cơ suy tim và tăng 21% nguy cơ nhập viện vì chứng suy tim nặng.

    Thông thường, kali giúp ổn định nhịp tim, nhưng nếu dùng liều cao (trên 3.500mg/ngày) có thể làm loạn nhịp tim, không tốt cho những người có vấn đề tim mạch

  • 4

    Bệnh loãng xương kỵ vitamin A và phốt pho

    Vitamin A và phốt pho đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với xương. Tuy vậy, nếu dùng không đúng liều, chúng sẽ làm giòn xương. Đối với phốt pho, bác sĩ Sylvia Turner cho biết: “Hàm lượng phốt pho trong máu cao (trên 1.000mg) có thể đẩy canxi ra khỏi xương, làm tăng mức độ loãng xương”. Liều đúng, theo bà Sylvia, là không quá 250mg/ngày.

    Đối với vitamin A, các nhà khoa học ở một bệnh viện đại học Thụy Điển đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với 175 phụ nữ tuổi từ 28 đến 74. Một nhóm được cho uống retinol (một dạng vitamin A) trên 1,5 mg/ngày. Nhóm còn lại dùng ít hơn 0,5mg/ngày. Kết quả cho thấy, mật độ xương nhóm trước thấp hơn nhóm sau từ 6 đến 14% và cứ thêm 1mg retinol, nguy cơ gãy xương tăng 68%. Nguyên nhân, vitamin A làm xương hao hụt canxi hoặc ngăn cản xương hấp thụ canxi.

  • 5

    Ung thư tuyến tiền liệt kỵ canxi

    Bệnh này thường được chữa trị bằng liệu pháp hormon nhằm ngăn chặn việc sản xuất nội tiết tố nam testosterone, là thứ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng đồng thời cũng làm cho xương trở nên giòn (do thiếu testosterone) dễ bị gãy. Cho nên, liệu pháp này thường kèm thêm một liều bổ sung canxi bổ xương.

    Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây ở Trung tâm Y tế Wake Forest, Bắc Carolina (Mỹ), các nhà khoa học Mỹ phát hiện nếu bổ sung 500 mg hoặc 1.000 mg canxi/ngày sẽ dẫn tới loãng xương đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tim.