Làm sao để tránh khủng hoảng khi bầu bí

Làm sao để tránh khủng hoảng khi bầu bí

Những thay đổi trong suốt thời gian mang thai có thể sẽ khiến bà bầu lo lắng, căng thẳng và dẫn đến khủng hoảng tinh thần. Vậy làm thế nào để tránh hiện tượng này? Dưới đây là những cách đơn giản để tránh gặp căn bệnh này:

  • 1

    Bạn phải chắc chắn đã sẵn sàng để mang thai

    Một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên là bạn cần lên kế hoạch trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Trong thời gian này, bạn cần chuẩn bị tâm lý ổn định, bổ sung vào cơ thể những loại dưỡng chất cần thiết như axit folic, sắt, canxi… Khi đã thật yên tâm về sức khỏe của cả hai vợ chồng, bạn mới nên quyết định thụ thai. Trong thời gian cố gắng thụ thai, bạn nên nghỉ ngơi điều độ, thư giãn thoải mái và tận hưởng cuộc sống vợ chồng son trước khi có bầu.

  • 2

    Học cách đối phó với ốm nghén

    Chắc chắn khi mang thai bạn sẽ không thể thoát khỏi triệu chứng ốm nghén, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vì vậy, ngay từ khi mang thai, bạn nên học cách đối phó với hiện tượng này để tránh tình trạng quá mệt mỏi, căng thẳng và sinh ra triệu chứng cảm thấy gánh nặng mang thai.
     

    Làm sao để tránh khủng hoảng khi bầu bí
     
    Để giảm mệt mỏi khi mang thai bạn nên có kế hoạch từ 3-6 tháng trước
  • 3

    Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa

    Nếu bạn cảm thấy bất cứ vấn đề gì bất thường, hoặc có tâm trạng chán nản, buồn bã khi mang thai, hãy nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa sản. Chán nản lâu ngày khi mang bầu có thể dẫn đến trầm cảm và một nguyên nhân khác cũng khiến bạn có thể bị trầm cảm là thiếu vitamin hoặc khoáng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày.

    Bạn nên biết rằng chán nản, trầm cảm và khủng hoảng tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và rất nguy hiểm khi mang thai. Bạn nên phát hiện kịp thời để tìm cách giải quyết.

  • 4

    Tìm người hỗ trợ

    Nếu cảm thấy những khó khăn, áp lực khi mang thai vượt tầm kiểm soát, bạn có thể chia sẻ thêm với ông xã hoặc bạn bè người thân và kêu gọi sự giúp đỡ. Bạn nên chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, khó khăn trong suốt thai kỳ với chồng để anh ấy có thể giúp đỡ được bạn trong suốt thời gian mang thai. Mẹ hoặc chị gái bạn là người đã có kinh nghiệm đi trước, vậy hãy đừng quên chia sẻ khó khăn với họ, bạn sẽ có được rất nhiều kinh nghiệm quý báu đấy.