Trong khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược (Food and Drug Administration – FDA) có trách nhiệm xác định các nhãn thực phẩm, thì các nhà sản xuất vẫn tiếp tục in ra những nhãn thực phẩm không liên quan, hoặc không giải thích rõ ràng về thực phẩm, mà chủ yếu chỉ là đánh lừa người tiêu dùng. Nghĩa là, một số các nhãn thực phẩm được FDA kiểm duyệt ít khi giải thích về thực phẩm được đóng gói. – Tiến sĩ Nicolette Pace, nhà sáng lập NitruiSource ở New York sẽ hướng dẫn tìm hiểu một số thông tin phổ biến được in trên bao bì sản phẩm.
“Made with…” (được làm bằng…)
Bạn nghĩ rằng: Nguồn cung cấp tốt của các thực phẩm được chào bán.
Ý nghĩa thực sự: Chúng chứa ít nhất một thành phần được liệt kê trên nhãn thực phẩm. Nhưng với những nhãn thực phẩm chưa được FDA kiểm chứng, thì không ai biết được tỉ lệ là bao nhiêu.
Cách mua sắm thông minh: Tìm hiểu tỉ lệ thành phần thực phẩm bằng cách nhìn vào bảng thông tin thành phần, càng ở gần phần đầu của bảng, thì tỉ lệ loại thực phẩm càng nhiều, tiến sĩ – chuyên gia dinh dưỡng Lisa R. Young của đại học New York cho biết.
“Natural” (Thiên nhiên)
Bạn nghĩ rằng: loại thực phẩm này chưa qua chế biến.
Ý nghĩa thực sự: Chúng (có thể) không chứa phẩm màu, hương nhân tạo, chất tổng hợp. Trong khi FDA vẫn chưa nhất trí về việc định nghĩa cho nhãn thực phẩm “Natural” này, thì các loại thực phẩm có nhãn này được ưa chuông hơn các loại thực phẩm khác.
Cách mua sắm thông minh: Hãy xem bảng thông tin thành phần, bản càng ngắn thì lượng thực phẩm đã qua chế biến càng ít.
“Lightly Sweetened” (Ít ngọt)
Bạn nghĩ rằng: loại thực phẩm này chứa ít đường.
Ý nghĩa thực sự: Chúng vẫn có thể chứa nhiều đường hoặc đường hoá học và FDA không quy định về nhãn này.
Cách mua sắm thông minh: Tìm bất cứ thành phần nào kết thúc bằng –ose – là bằng chứng cho việc chứa đường và đường hoá học.
“Low”, “Light” và “Reduced” (Thấp, Ít và Hạn chế)
Bạn nghĩ rằng: Chúng chứa ít calorie, ít béo, ít muối, hoặc ít bất cứ thành phần nào được liệt kê.
Ý nghĩa thực sự: Các thực phẩm này chứa những thành phần đó ít hơn so với sản phẩm gốc. Ví dụ, FDA định nghĩa nhãn “Light” nếu chúng chỉ chứa 1/2 hoặc 1/3 lượng calorie so với sản phẩm gốc; và các sản phẩm có nhãn “Reduced Sodium” (Hạn chế muối) nếu chúng chứa ít muối hơn các sản phẩm gốc 25%. Nhưng hãy lưu ý rằng, khi loại bỏ các chất béo và muối, thì nhà sản xuất thay thế bằng đường và các chất phụ gia để giữ nguyên hương vị.
Cách mua sắm thông minh: Trước khi mua, bạn hãy so sánh các thành phần trong nhãn “Low”, “Light” và “Reduced” với các sản phẩm gốc để so sánh ưu nhược điểm của chúng.
“Free” (Không chứa…)
Bạn nghĩ rằng: Chúng không chứ bất kỳ thành phần nào được liệt kê kèm theo.
Ý nghĩa thực sự: “Free” ở đây nghĩa là chứa rất ít, cụ thể như chỉ chứa 5 calorie, 0.5g chất béo, 5mg muối hoặc 0.5g đường, theo FDA.
Cách mua sắm thông minh: Hãy so sánh các bảng thành phần với nhau trước khi mua.
“High in Fiber” (Chứa nhiều chất xơ)
Bạn nghĩ rằng: Chúng chứa nhiều chất xơ tự nhiên.
Ý nghĩa thực sự: Với những loại thực phẩm được dán nhãn này, chúng phải cung cấp tối thiểu 5g chất xơ cho mỗi khẩu phần, tuy nhiên các chất xơ này không phải là chất xơ tự nhiên mà có thể là một loại chất phụ gia.
Cách mua sắm thông minh: Hãy tìm thành phần ngũ cốc thiên nhiên trong bảng thành phần, nếu chúng được liệt kê là 1 trong 3 thành phần đầu tiên, thì loại thực phẩm này có thể chứa chất xơ tự nhiên.
Nguồn: Theo WomensHealthMag.com
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.