Mặt trăng Titan sao Thổ: 1.000 năm một trận mưa

Mặt trăng Titan sao Thổ: 1.000 năm một trận mưa

Theo các kết quả phân tích mới đây, tại nhiều nơi trên mặt trăng Titan của sao Thổ, cứ trung bình 1.000 năm lại có mưa. Tuy nhiên không như mưa trên Trái đất, mưa ở mặt trăng này là mưa methane.

>>>Cồn cát trên vệ tinh Titan giống hệt ở Trái đất

Mặt trăng Titan sao Thổ: 1.000 năm một trận mưa
Mưa trên mặt trăng Titan của sao Thổ là methane

Kết quả phân tích này được dựa trên những khám phá của tàu thăm dò Cassini trong thời gian 2004-2010.

“Phải mất nhiều thế kỷ Titan mới có mưa. Mỗi lần như vậy lượng mưa lên đến hàng chục centimet, thậm chí nhiều mét” – tiến sĩ Ralph Lorenz, công tác tại Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng Johns Hopkins (JHUAPL) ở Maryland, nói với BBC.

“Điều này phù hợp với các con sông rất sâu mà các tàu thăm dò Cassini và Huygen quan sát được”, ông nói thêm.

Theo các nhà khoa học, cùng với Trái đất, Titan là nơi duy nhất trong Hệ mặt trời có mưa rơi trên bề mặt rắn. Gió và mưa tạo ra trên bề mặt mặt trăng này các sông hồ, cồn cát và “bờ biển”.

Bề mặt Titan rất lạnh với nhiệt độ trung bình -179 độ C. “Nước” trên Titan là hydrocarbon lỏng, còn mưa là methane.

 

Theo Tuổi Trẻ