Một nửa nguyên nhân gây ra tình trạng ấm lên ở Greenland là do tự nhiên

Một nửa nguyên nhân gây ra tình trạng ấm lên ở Greenland là do tự nhiên

Khoảng một nửa sự ấm lên trên bề mặt làm thu hẹp các khối băng của đảo Greenland là do nhiệt độ trong vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương, không phải là do các khí nhà kính, một nghiên cứu mới đây báo cáo.

>>> Thấy đài nguyên hàng triệu năm tuổi dưới dải băng Greenland

Nhiệt độ bề mặt biển tại biển Thái Bình Dương được biết là gây ảnh hưởng tới các mô hình khí hậu toàn cầu tại các vĩ độ thấp hơn. Ví dụ như chu trình El Nino di chuyển lượng mưa trên toàn thế giới, phân phối mưa tới khu vực phía Tây của Bắc Mỹ và gây ra khô hạn tại Australia và Trung Mỹ.

Những phát hiện mới có thể giải thích tại sao, Greenland và vùng cực Bắc Canada đang trở nên nóng hơn và ngày càng nóng nhanh hơn các khu vực khác trên trái đất. Gia tăng nhiệt độ biến động đã làm các nhà khoa học băn khoăn: Những mô hình khí hậu hiện đại nhất, chẳng hạn như các yếu tố này trong báo cáo đánh giá lần thứ năm của tổ chức Intergovernmental Panel về biến đổi khí hậu, đã thất bại trong việc mô phỏng lại sự ấm lên nhanh chóng đã quan sát thấy ở Bắc Cực.

“Chúng ta biết rằng, ấm lên toàn cầu là do các tác động của con người, và không thể giải thích được tại sao trái đất lại ấm lên quá nhanh như vậy”, người dẫn đầu nghiên cứu, Qinghua Ding, một nhà khoa học về khí hậu tại trường Đại học Washington nói.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số cách giải thích cho tình trạng nhiệt độ tăng nhanh, ví dụ như biển Bắc Cực ấm hơn do băng tan.

Nhưng thay vào đó, Ding và đồng tác giả hợp tác với ông đã nhận thấy, một mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt biển nhiệt đới và sự biến động ở bắc biển Atlantic (NAO – North Atlantic Oscillation), một kiểu khí hậu chi phối khí hậu Bắc Cực. Từ những năm 1990, nhiệt độ ấm của bề mặt biển tại khu vực Tây Thái Bình Dương và các vùng nước mát tại phía Đông Thái Bình Dương đã đẩy NAO vào một mô hình cho phép áp suất cao phía trên Greenland và vùng Bắc Cực thuộc Canada (Áp suất khí quyển cao dẫn tới nhiệt độ ấm hơn).

Một nửa nguyên nhân gây ra tình trạng ấm lên ở Greenland là do tự nhiên

“Chúng tôi nhận thấy từ 20 đến 50% tình trạng ấm lên là nhân tạo (do con người gây ra) và 50% còn lại là do tự nhiên, Ding nói. Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Nature hôm 7/5/2014.

Mối quan hệ giữa Atlantic và Thái Bình Dương

NAO là một kiểu khí hậu quan trọng, nó gây ảnh hưởng tới quy mô của băng biển Bắc Cực, đường đi của các dòng chảy mạnh, và bão băng qua vùng Bắc Mỹ, Atlantic và Châu âu. Tìm thấy một mối liên hệ giữa NAO và các khu vực nhiệt đới có thể làm thay đổi dự báo đối với NAO, điều đã thách thức các dự đoán chính xác.

“Cảm giác chung đó là NAO rất hỗn loạn, không liên kết với các điều kiện của biển nhiệt đới”, Shang-Ping Xie, một nhà khoa học khí hậu tại Viện nghiên cứu Scripps Institute of Oceanography, người không tham gia trong nghiên cứu này cho biết. “Một ý nghĩa rõ ràng là kết nối này có thể được khai thác để cải thiện các dự báo khí hậu trên khu vực Bắc Atlantic ngoài vùng nhiệt đới, nơi mà các kỹ năng dự đoán hiện nay còn thấp kém”.

Liên kết giữa biển Thái Bình Dương và Greenland đến từ các xung khí quyển (atmostpheric pulse) gọi là các sóng Rossby. Đây là những uốn lượn trong gió ở vĩ độ cao chạy vòng quanh trái đất, giống như một dòng chảy mạnh. Sự phân bố không khí ấm và lạnh tăng trên biển Thái Bình Dương tạo ra một sóng Rossby, sóng này cuối cùng tạo điều kiện cho hơi ấm trên vùng Greenland.

“Điều này giống như đập khí quyển bằng một cái búa tại một khu vực cụ thể, làm sản sinh một chuỗi sóng gây ra áp suất cao trên khu vực Greenland”, Ding nói.

Các kết nối mới để khám phá

Nhiệt độ biển nhiệt đới chỉ mới được đo đạc và theo dõi từ năm 1979, với sự ra đời của các vệ tinh, vì vậy mà các nhà nghiên cứu không biết được rằng liệu chu kỳ nhiệt độ của Thái Bình Dương là ngắn ngủi hay nó đã ổn định qua nhiều thập kỷ.

“Hơn nữa dữ liệu của chúng tôi thật sự ngắn, vì vậy chúng tôi không chắc nguyên nhân thực sự là gì”, Ding nói với báo Live Science.

Tuy nhiên, Ding cho biết, sự ấm lên của Thái Bình Dương không cùng loại với chu kỳ El Nino. Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch để tìm hiểu sao nhiệt độ đại dương có thể liên quan tới các chu trình khí hậu đã được biết đến khác không, ví dụ như dao động Pacific Decadal Oscillation, hoặc nếu điều này là một biến mới được phát hiện.

“Nghiên cứu này cho thấy biến đổi khí hậu khu vực phức tạp như thế nào”, Juergen Bader, một nhà khoa học về khí hậu tại viện nghiên cứu Khí tượng Max Planck Institute for Meteorology tại Đức, người cũng không tham gia nghiên cứu này cho biết. “Ngay cả các quá trình từ xa cũng có một tác động quan trọng tới khí hậu vùng”.

Nếu mô hình nhiệt độ Thái Bình dương biến đổi, tình trạng nóng lên tại Bắc Cực có thể chậm trong các thập kỷ tới, Ding nói. Có một số bằng chứng đã ám chỉ trong trường hợp này, ví dụ như các kiểu dòng chảy mạnh đã tấn công bờ biển Đông với gió siêu lạnh năm nay. Tuy nhiên, sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra có khả năng vượt qua bất kỳ một sự làm mát tự nhiên nào trong những thập kỷ tới, các nhà nghiên cứu cho biết.

 

Theo Phạm Thị Bích Thu (Livescience)