Nặn mụn không cẩn thận sẽ rất nguy hiểm

Nặn mụn không cẩn thận sẽ rất nguy hiểm

Mụn là vấn đề mà nhiều người gặp phải đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì do những thay đổi về tâm sinh lý. Tuy nhiên, mụn cũng có thể xuất phát từ thói quen vệ sinh kém, bụi bặm sau khi đi đường mà không được rửa sạch, hay ăn đồ ăn nóng. Là điều thường gặp nhưng mụn cũng gây nên phiền toái, đặc biệt mụn khiến nhiều người mất tự tin, làn da không được mịn màng.

Chị Duyên (Tp.HCM) thường đau đầu và tự ti tiếp xúc với mọi người vì những con mụn đáng ghét trên gương mặt. Ngay từ khi dậy thì, chị đã phải đối diện với mặt dày đặc mụn bọc. Những con mụn bọc làm cho da chị bị thâm, dày cộm và khó chịu. Mỗi khi như thế chị lại gãi và nặn để các vết mụn xẹp đi. Tuy nhiên, việc làm này cũng khiến chị bị đau rát, mới đây chị phải nhập viện thăm khám do vết thương sau khi nặn không khô lại mà ngày càng loét ra.

“Tôi nặn mụn như một thói quen, có lúc đang đi học cũng nặn mụn, có khi nhờ bạn bè nặn, cũng có lúc tự nặn sau khi đã làm việc nhà. Tuy nhiên, lần gần đây nhất, tôi bị nhiễm trùng khiến cho mụn không giảm mà còn sưng tấy lên rất đáng sợ”, chị Duyên nói.

Vì vậy, nhiều người vẫn có thói quen nặn mụn những lúc rỗi rãi. Có người xem đó là cách giết thời gian, cũng có người coi đó là cách để giải quyết những chán nản khi trên mặt xuất hiện mụn làm mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có. Nhưng nếu nặn mụn không cẩn thận cũng có thể gây nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ chuyên khoa da liễu Kim Nhung cho hay, mụn rất dễ vỡ và khi bị nặn sẽ chạm tay vào sát khu vực này cho nên nếu tay không được rửa sạch, những vi khuẩn hay virus từ môi trường ngoài sẽ có cơ hội thâm nhập. Mặt khác, nếu vừa nặn xong, đi ra đường sẽ có bụi bẩn dính vào rất dễ bị nhiễm trùng. Lúc đó, mụn không những không hết mà bạn có thể bị nhiễm trùng da. Vết nhiễm trùng lan rộng có thể khiến mụn mọc nhiều hơn và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

Nặn mụn không cẩn thận sẽ rất nguy hiểm

 

Khi nặn mụn bằng tay chỉ có tay thực hiện, không có bất cứ dụng cụ nào hỗ trợ. Cho nên, khi nặn mụn như vậy, vi khuẩn thâm nhập sẽ dẫn đến sẹo, lỗ, thâm, rỗ…khi đó bạn tưởng chừng mụn được giải quyết nhưng khuôn mặt lại càng xấu xí hơn.

Đặc biệt trên khuôn mặt có khu vực tam giác đó là vùng giữa sống mũi là đỉnh tam giác kéo xuống phía dưới mũi sát môi trên. Đây là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh, tĩnh mạch nối với khu vực não phía sau. Nếu bạn nặn mụn không cẩn thận khiến ảnh hưởng đến các dây thần kinh, nhiễm trùng có nguy cơ bị ảnh hưởng lâu dài như liệt, mù.

Đáng lo ngại nhất là loại mụn đinh râu. Bởi đinh râu là loại nhọt độc, thường mọc ở xung quanh miệng, mũi, dưới cằm…Đặc điểm gây đau, viêm, khó chịu, cho nên nhiều người vẫn dùng tay để nặn. Tuy nhiên, điều này hết sức nguy hiểm do vi khuẩn cư trú, nếu nặn sẽ làm vỡ hàng rào bảo vệ. Các vi khuẩn sẽ ăn theo đường máu gây nên nhiều bệnh nguy hiểm hoặc nhiễm trùng. 

Đinh râu xuất hiện do nặn mụn bừa bãi, không đúng cách. Hoặc đơn giản chúng nổi lên do vết xước khi cạo râu, xăm môi, xăm ở khu vực gần cằm.

Với những mụn có nền thâm nhập mềm có thể là biểu hiện ung thư da. Một số người tự tiện đắp các loại lá theo truyền miệng hoặc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hết sức nguy hiểm. Bởi điều này có thể gây nên phản ứng thuốc hoặc làm cho vết mụn không những không thuyên giảm mà còn gây sốt, viêm, đau hơn.
Để đảm bảo mặt không có mụn cần giữ vệ sinh da mặt. Trong đó thường xuyên rửa mặt đặc biệt là sau khi đi từ bên ngoài đường về, khi đi đường cần đeo khẩu trang che mặt. Tránh đi vào những tuyến đường có nhiều bụi bặm.
Không tự ý nặn mụn trên mặt. Với mụn đinh râu để khi đã chín muồi sẽ tự vỡ. Nếu xuất hiện triệu chứng đóng mủ, đau, sốt, nhức cần đi khám bác sĩ để được tư vấn. 
Hà Linh
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.