NASA nghiên cứu ứng dụng có thể dự đoán tuổi thọ của máy móc

NASA nghiên cứu ứng dụng có thể dự đoán tuổi thọ của máy móc

NASA vừa tiết lộ một phòng thí nghiệm tại New York đã tạo ra được phần mềm có thể cho chúng ta biết chừng nào một hệ thống máy ngừng hoạt động. Các kỹ sư từ Sentient Science hi vọng họ sẽ tìm hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan đến thiết kế máy để tìm ra phương pháp kéo dài tuổi thọ và tăng tính hiệu quả của chúng.

Nghiên cứu của công ty này được tiến hành dựa trên sự hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA thông qua sự tài trợ của Small Business Innovation Research (SBIR). Công ty đặt ra mục tiêu tìm hiểu thông tin về tuổi thọ của các loại vật liệu dùng để chế tạo máy. Để hoàn thành việc này, các nhà khoa học đã tạo ra một phần mềm mà họ tin rằng sẽ giúp cho chúng ta phát hiện ra khi nào một cỗ máy không còn hoạt động hiệu quả nữa.

NASA nghiên cứu ứng dụng có thể dự đoán tuổi thọ của máy móc
Công nghệ này sẽ cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống máy móc.

Tên phần mềm này được gọi là DigitalClone và những thử nghiệm đầu tiên của dự án được bắt đầu từ năm 2010.

Người ta đã tiến hành kiểm tra dữ liệu trong vòng 25 năm từ một thiết bị kích thích dùng để huấn luyện bay của Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA. Sau khi được nạp dữ liệu (với 2 dữ liệu kỹ thuật số giống hệt nhau từ các thiết bị tương tự), DigitalClone sẽ tiến hành phân tích các tác động của việc đeo thiết bị, nước mắt và tình trạng biến đổi theo thời gian sử dụng của vật liệu.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Sentient Science – ông Ward Thomas – cho biết kết quả đánh giá trong 2 lần đạt độ chính xác như nhau. Khi nhìn thấy kết quả này, ông đã dành toàn bộ thời gian nghiên cứu để đưa DigitalClone vào thực tiễn cuộc sống.
11 bài kiểm tra tương tự được tiến hành trên các sản phẩm của General Electric và Boeing. Nhờ kết quả thu được mà nghiên cứu đã tiến xa thêm được một bước. Họ phát triển thành công phiên bản DigitalClone Live có khả năng đưa ra các dự đoán từ việc phân tích các số liệu trực tiếp.

Phiên bản đầu tiên của phần mềm này được bán ra vào năm 2013. DigitalClone thành công đến mức đã có 8 công ty ở Bắc Mỹ dùng nó để đánh giá hoạt động của hơn 5000 tua bin gió vào cuối năm 2014. Thậm chí, phần mềm này còn được cài đặt trên kính viễn vọng không gian Hubble và nhiều xe quân sự của quân đội trong cùng khoảng thời gian.

NASA nghiên cứu ứng dụng có thể dự đoán tuổi thọ của máy móc
Phiên bản DigitalClone Live có khả năng đưa ra các dự đoán từ việc phân tích các số liệu trực tiếp.

Thomas cho biết công nghệ này sẽ cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống máy móc. Theo đánh giá của các chuyên gia thì DigitalClone Live đã giúp cho việc sản xuất ra năng lượng gió giảm từ 11 cent cho mỗi kilowatt giờ xuống còn 3,5 cent.

Phần mềm này chưa được thương mại hóa, nhưng nhóm nghiên cứu tại Sentient Science cho biết họ dự kiến sẽ đưa nó ra thị trường trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2017. Bất kỳ tiến bộ nào từ công trình nghiên cứu thú vị này cũng sẽ được cập nhật thông tin trên trang chủ của NASA.

 

Theo Trí Thức Trẻ