Từ lúc sinh ra, em bé của bạn trải qua rất nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Một số thay đổi như giảm cân, khóc nhiều,… ở trẻ 1 tháng tuổi có thể khiến mẹ lo lắng, nhưng đừng vội hoang mang. Hãy tìm hiểu cơ chế thay đổi của trẻ trong giai đoạn này và chủ động bảo vệ sức khỏe của con nhé các bà mẹ!
Cơ thể
Bạn không nên lo lắng nếu bé giảm một vài lạng. Khi sinh ra, hầu hết trẻ sơ sinh đều vẫn chứa nhiều nước trong cơ thể và lượng nước này dần được thải ra, khi đó bé sẽ giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể trước khi ổn định cân nặng và bắt đầu có đà tăng cân. Sau tháng đầu tiên, em bé của bạn bắt đầu tăng cân nhanh chóng, trung bình khoảng 28,3g mỗi ngày.
Hệ thần kinh
Sau khi sinh, bé đã có những phản xạ mang tính bản năng như bú mẹ. Với sự giúp đỡ của mẹ, bé có thể tìm thấy đầu vú để ngậm và bú. Nếu bạn đặt ngón tay vào lòng bàn tay của em bé, bé sẽ nắm lấy ngón tay của bạn và bạn sẽ biết bé có ngón tay khỏe đến thế nào.
Cũng ở giai đoạn 1 tháng tuổi, khi cảm thấy vui vẻ và hào hứng, trẻ có thể khua tay và chân giống như một phản xạ vận động. Đáng ngạc nhiên là em bé một tháng tuổi của bạn có thể tập đứng bằng chân trên nền nhà nếu có sự giúp đỡ của bạn. Mặc dù bé có khả năng quay đầu khi nằm ngửa, nhưng cơ cổ của con chưa phát triển để có thể đỡ được đầu khi đứng thẳng. Vậy nên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ 1 tháng tuổi nằm trong cũi hoặc trên giường mà thôi.
Giấc ngủ
Thực tế, trẻ sơ sinh dành khoảng 15 tiếng mỗi ngày để ngủ. Do ở độ tuổi này trẻ em không có nhịp sinh học như người lớn, nên mẹ cần tạo môi trường yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp để trẻ ngủ sâu và ngủ đủ giấc.
Các giác quan
Thị giác: Trẻ có thể nhìn thấy mọi thứ cách chúng khoảng 7 – 10 cm. Điều này có nghĩa là trẻ nhìn thấy rõ mặt của bạn và thích thú nhìn chằm chằm vào mặt bạn hơn các đối tượng lân cận. Bên cạnh đó, các đồ vật có độ tương phản cao cũng thu hút sự chú ý của trẻ một tháng tuổi.
Thính giác: Trẻ sơ sinh có thính giác kém phát triển, mặc dù chúng có thể nhận ra âm thanh, đặc biệt là tiếng nói của cha mẹ mà chúng bắt đầu nghe thấy khi ở trong bào thai. Cụ thể, ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có những phản xạ với những âm thanh lớn. Nếu bạn nhận thấy trẻ không có phản xạ âm thanh, bạn cần đưa con đi gặp bác sĩ nhi khoa để kiểm tra ngay.
Vị giác và khứu giác: Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng yêu thích vị ngọt và nhưng lại chưa thể phân biệt được vị chua và đắng bởi vì vị giác của chúng vẫn chưa phát triển đầy đủ. Về khứu giác, trẻ một tháng tuổi rất nhạy cảm với mùi. Chúng có thể phát hiện ra mùi sữa mẹ ở núm vú chỉ một vài ngày sau khi sinh.
Ăn uống
Nếu bạn chọn cách cho con bú sữa mẹ trực tiếp, bạn nên cho bé 1 tháng tuổi bú ít nhất 8 lần một ngày, sau khoảng 2 – 3 giờ. Nếu bạn cho con bú bình, tần suất bú sẽ ít hơn, khoảng 6 lần mỗi ngày. Tần suất đào thải chất thải của bé cũng gần tương đương với số lần ăn của bé, khoảng 6 lần thay tã, bỉm mỗi ngày.
Giao tiếp
Ở giai đoạn 1 tháng tuổi, giao tiếp chính của bé là khóc. Trung bình, em bé của bạn khóc khoảng 3 lần một ngày. Mỗi kiểu khóc của trẻ lại thể hiện một thông điệp khác nhau, và bạn không nên lo lắng nếu thấy bé càng ngày càng khóc ít đi. Khóc có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang đói, mệt mỏi hoặc cần thay tã. Nếu em bé của bạn khóc quá nhiều, đó có thể dấu hiệu trẻ bị khó chịu lớn như đau bụng, nóng sốt, hoặc có bệnh. Lúc này, bạn cần đưa con đi khám bệnh ngay.
Xem thêm
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Nguyễn Mai – Nguồn: LH
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.