Một số bác sĩ và nha sĩ không phát hiện được tình trạng này dẫn đến giả định là do vấn đề tâm lý của bệnh nhân. Cách điều trị chứng đau hàm như nhổ răng có thể làm cho tình hình bệnh tật thêm tồi tệ.
Kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên từ tháng 2/2011, Chris đã gặp 15 chuyên gia trong đó có các bác sĩ tim mạch, nhà thần kinh học… mỗi người đưa ra những chẩn đoán khác nhau trong đó có chẩn đoán bị huyết áp thấp nhưng không ai giải thích được những triệu chứng mà anh mắc phải.
Thậm chí, các bác sĩ từng cho anh Chris uống thuốc trầm cảm nhưng triệu chứng vẫn không mất đi. (Ảnh: Dailymail)
Thông thường những những người bị chứng này cảm thấy tiếng kêu lốp cốp khi vận động hàm. Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác của chứng này. iếng động phát ra không phải là vấn đề riêng của ai. Nhưng đó là dấu hiệu cho thấy các thành phần trong xương hàm làm việc không nhịp nhàng với nhau.
Theo các bác sĩ chuyên nghiên cứu về TMJD, nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là do nhai kẹo cao su, nghiến răng ban đêm. Khi nhai hay nghiến răng liên tục dẫn đến sức ép lên răng, khớp và cơ hàm. Quá trình kéo dài làm cho đĩa sụn bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, tạo sự cọ xát giữa xương hàm.
Với bệnh nhân bị mắc chứng TMJD mãn tính cần điều trị chỉnh hình răng hay phẫu thuật nhưng ngay cả việc chẩn đoán tìm ra bệnh là điều khó khăn.
Thế mới biết, ăn kẹo cao su có thể cải thiện vấn đề về răng miệng nhưng cũng rất nguy hại đến khớp thái dương. Bởi thế, đừng để việc nhai kẹo cao su trở thành thói quen thường xuyên của bạn nhé! (Ảnh: Blog.ideales.gr)
Nam Anh (Dịch từ Dailymail)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.