Những biến chứng của bệnh sởi cần phải biết

Biến chứng hô hấp
Viêm phổi: Trẻ bị sởi nếu gặp biến chứng viêm phổi sẽ khó thở, phải thở máy. Một số trẻ bị nặng có thể mắc hội chứng ARDS – hội chứng hô hấp cấp tiến triển có thể dẫn đến tử vong.
Viêm phế quản: Trẻ xuất hiện triệu chứng sốt, ho, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, phổi có tiếng ran
Viêm thanh quản: Nếu sớm có croup giả khiến thắt thanh quản làm trẻ khó thở. Còn nếu muộn có triệu chứng sốt cao, ho, khó thở, tím tái có thể tử vong.
Biến chứng thần kinh
Một biến chứng ít gặp hơn nhưng không kém phần nguy hiểm là viêm não do bệnh sởi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có một trẻ bị viêm não. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
                       
Viêm não: Khi trẻ bị sởi mắc biến chứng viêm não sẽ có triệu chứng sốt cao, co giật, hôn mê, rối loạn ý thức, liệt. Hậu quả có thể dẫn đến tử vong hoặc bị ảnh hưởng đến sự phát triển cả tinh thần lẫn sức khỏe. Trung tâm phòng bệnh của Mỹ cho hay, tỷ lệ này không cao, tỷ lệ 0,1%-0,6%, trong số 1000 trẻ bị sởi có 1 trẻ biến chứng viêm não. Có thể có viêm màng não do virus hoặc viêm tủy khiến rối loạn cơ vòng. 
Viêm não Van bogaert: Do virus sởi có thể sống trong cơ thể nhiều năm nên có thể gây bệnh này nếu cơ thể có đáp ứng miễn dịch bất thường. Bệnh dẫn đến tử vong do mất não hoặc tăng trương lực cơ. 
Biến chứng đường tiêu hóa
Biến chứng ở đường tiêu hóa có viêm niêm mạc miệng, cam mã tấu, viêm ruột. Trong đó, viêm ruột do bội nhiễm vi khuẩn như E.coli. salmonella. 
Cam mã tấu do khuẩn vincent, xuất hiện muộn. Loại khuẩn này gây loét miệng, sau đó tấn công xương hàm, dẫn đến hoại tử ở niêm mạc miệng, hơi thở có mùi hôi, rụng răng. 
Biến chứng tai mũi họng
Trong đó đáng chú ý là trẻ bị sởi có thể bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa hết sức nguy hiểm, gây chảy mủ và nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng thính lực lâu dài, thậm chí là điếc. 
Biến chứng mắt: Biến chứng này gặp ở người hơn 20 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ bị thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng, nếu bị biến chứng này có thể ảnh hưởng thị lực và gây mù. 
Phụ nữ mang thai: Trong 3 tháng đầu, phụ nữ có thai bị sởi sẽ có thể gặp nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, còn 3 tháng giữa có thể bị thai chết lưu, 3 tháng cuối sinh sớm, thai chết lưu.
Phòng và điều trị sởi
Để phòng tránh bệnh sởi, cách tốt và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng sởi. Vì vậy, phụ huynh cần thực hiện nghiêm chỉnh đưa trẻ đi tiêm phòng sởi đúng thời điểm quy định của Bộ Y tế.
Tiêm vắc xin lúc trẻ 9 tháng tuổi mới chỉ đạt miễn dịch ở mức 90%, phải tiêm nhắc lại mũi 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi, giúp trẻ đạt miễn dịch 99%.
Nếu trẻ chưa tiêm phòng bị sởi, cần chú ý thực hiện cách ly trẻ với trẻ không bị sởi. Trong thời gian trẻ bị sởi, cần chú ý nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung nước hoa quả, trái cây trong đó có hoa quả giàu vitamin A.
Sau khi tiếp xúc trẻ bị bệnh sởi cần phải rửa tay, thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ. Để phòng lây lan ra cộng đồng cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh sạch sẽ chăn, màn, chiếu trẻ bị sởi nằm. 
Nguyên Minh
​(Theo Congluan.vn)

 

 

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.