Như đã biết thì bệnh còi xương là căn bệnh phổ biến ở trẻ em việt Nam. Nếu như không chữa trị kịp thời thì bệnh này sẽ rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng về sau cho trẻ. Bởi vậy mà cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh để điều trị.
Những đối tượng trẻ thường mắc bệnh còi xương là trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân hoặc là các trẻ bị nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn cấp. Bệnh này sẽ ảnh hưởng không những đến hệ xương mà còn đến cả thần kinh, cơ, máu…
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh còi xương này là do trẻ thiếu vitamin D. Do hiện tượng thiếu D dẫn đến thiếu sự hấp thu canxi trong máu, bởi vậy mà cơ thể có sự tự điều chỉnh bằng cách huy động canxi từ xương đưa vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương hoặc là chứng loãng xương.
Những biểu hiện còi xương ở giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu của bệnh còi xương là giai đoạn thường bắt đầu từ 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.
Vào giai đoạn này thì trẻ thường có các biểu hiện như:
– Trẻ ngủ không ngon giấc hoặc là một khi ngủ lại quẫy đạp không yên
– Trẻ rất hay bị giật mình trong lúc ngủ
– Trẻ hay quấy khóc, cả lúc ngủ lẫn lúc thức.
– Trẻ hay nôn chớ, nấc khi ăn.
– Trẻ bị ra nhiều mồ hôi
– Thêm nữa trẻ có biểu hiện mọc ít tóc, tóc mọc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy.
– Trẻ có dấu hiệu rụng tóc sau gáy hình vành khăn
– Trẻ có biểu hiện chậm liền thóp.
– Trẻ có dấu hiệu mọc răng chậm.
– Cơ bắp của trẻ nhão, chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi.
– Tiếng thở của trẻ rít, khóc lặng từng cơn.
– Trẻ hay bị viêm phổi tái đi tái lại.
– Trẻ thường xuyên bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
Trong thời kỳ mà bệnh phát triển rõ rệt nhất thì lúc này xương sọ có hiện tượng mềm, thóp rộng và chậm kín , ngoài ra nó còn có các bướu đỉnh hoặc ở trán gây nên hiện tượng trán nhô ra.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.