Không thể tính đếm được có bao nhiêu những ngôi chùa nổi tiếng lớn nhỏ trên khắp nước Việt. Đó là những nơi đã được coi là danh lam thắng cảnh, là di tích văn hoá…
Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam, được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều tượng La Hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất…
Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.
Chùa Dâu (Hà Bắc)
Đây là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam được khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ III. Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, vùng Dâu đã là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng trong và ngoài nước. Chùa còn có tên là Thiền Định, Duyên Ứng, Pháp Vân.
Vào các năm 1073, 1169, 1434, 1448, các vua Lý Nhân Tông, Lý Anh Tông, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông đã tổ chức cầu đảo tại chùa, hoặc đến chùa rước tượng về chủa Bảo Thiên ở Hà Nội để cầu đảo.
Chùa Láng (Hà Nội)
Toạ lạc ở làng Yên Lãng (tên nôm là Láng), thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 6km về phía Tây, chùa có tên chữ là Chiêu Thiền Tự, được dựng từ đời Lý Anh Tông (1138 – 1175), đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc hiện nay là do lần trùng tu vào giữa thế kỷ XIX.
Trong chùa, ngoài các pho tượng phật, có đặt thờ tượng vua Lý Thần Tông và tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa là một danh lam thắng cảnh của thủ đô.
Chùa Keo (Thái Bình)
Toạ lạc ở thôn Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình: Chùa có tên chữ là: Trần Quang Tự, dựng trên một khu đất rộng 20 hecta vào năm 1608.
Chùa nguyên dựng bên bờ sông Nhĩ Hà nên bị nước xói lở dần. Quận công Nguyễn Quyên đã dâng đất cúng vườn để dựng lại chùa. Ngôi chùa hiện nay được trùng kiến vào năm 1930. Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật, đồ thờ quý giá: Đại hồng chung đúc từ đời Lê, đôi lọ sứ Bát Tràng, bàn hương án…
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất nước ta, tương truyền có từ thời Lý Nam Đế (544 – 548), lúc ấy có tên là Khai Quốc Tự; đến đời Lê Thánh Tông (1440 – 1442), đổi là chùa An Quốc. Đến đời Lê Kính Tông (1600 – 1618), chùa được dời vào hòn đảo Cá Vàng ở giữa Hồ Tây, tức địa điểm hiện nay. Đời Lê Hy Tông (1680 – 1705), đổi tên là chùa Trấn Quốc.
Chùa còn giữ được 14 tấm bia, đáng kể là tấm bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính dựng năm 1639 và tấm bia của Tiến sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1815.
Chùa có nhiều tượng đẹp, đáng chú ý là pho tượng đức Phật Thích-ca nhập Niết bàn bằng gỗ thếp vàng.
Chùa Côn Sơn (Hải Dươngng)
Toạ lạc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, trong khu vực Côn Sơn nổi tiếng với những núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối… và những di tích gắn liền cuộc đời nhiều danh nhân trong lịch sử. Côn Sơn còn là một trung tâm Phật giáo lớn ở nước ta.
Chùa Côn Sơn, tên chữ là Tư Phúc Tự dựng ở chân núi phía Nam, Chùa có từ thời Trần. Vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) đã từng đến đến thăm chùa. Phía trước chùa có dùng 4 nhà bia. Một tấm bia có 3 chữ lớn ‘Thanh Hư Động’ bút tích của Trần Nghệ Tông (1322 – 1395) được khắc trên phiến đá lớn đặt trên thung lũng rùa. Nhà bia cũ bên trái có tấm bia ghi bài minh có tựa đề là: ‘Côn Sơn Tư Phúc Thiền Tự Bi’ hình trụ 6 mặt, nóc bia tạc kiểu long đình, dựng năm Hoằng Định thứ 8 (1608) đời vua Lê Kim Tông, nội dung ghi lại việc trùng tu chùa.
Chùa Đậu (Hà Tây)
Toạ lạc ở thông Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín.
Chùa có tên chữ là Thành Đạo Tự, thờ nữ thần Pháp Vũ nên còn gọi là chùa Pháp Vũ, tương truyền có từ đầu công nguyên cùng thời với chùa Dâu (Hà Bắc). Nhưng theo văn bia ở chùa thì được dựng từ thời Lý. Các triều đại kế tiếp đều có trùng tu, nhất là lần trung tu vào năm Dương Hoà thứ 1 (1635) đời Lê Thần Tông do bà Ngô Thị Ngọc Quyên đứng ra làm hội chủ hưng công.
Chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.
Chùa Quán Sứ (Hà Nội)
Toạ lạc ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Xưa thuộc địa phận thôn An Tệp, huyện Thọ Xương, Thăng Long.
Sách: ‘Đại Nam Nhất Thống Chí’ có ghi về chùa: ‘Về đời nhà Lê (1428 – 1788), các nước Chiêm Thành, Vạn Tượng. Ai Lao thường cắt sứ giả sang cống nước ta. Nhà vua dựng một ngôi chùa cho sứ giả vào ở (vì những nước kể trên rất sùng đạo Phật) và đặt tên chùa là Quán Sứ để phân biệt với các chùa khác…’.
Chùa nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trường cao cấp Phật học Việt Nam (cơ sở 1).
Chùa Liên Phái (Hà Nội)
Toạ lạc ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng. Theo tài liệu của Sở Văn hoá Thông tin Hà Nôi, chùa thuộc phái Lâm Tế do vị Lâm Giác Thượng Sĩ sáng lập từ năm Bính Ngọ, năm Bảo Thái thứ 7, dưới triều vua Lê Dụ Tông (1726).
Những địa điểm bạn nhất định phải check in khi đến Đà Lạt
(Khám phá) – (Phunutoday) – Đà Lạt được mệnh danh là thành phố mộng mơ bởi vẻ đẹp lãng mạn nhẹ nhàng. Đà Lạt được thiên nhiên ưu ái cho khí hậu mát mẻ ôn hòa quanh năm. |
10 địa điểm đẹp như mơ bạn nên đến trong năm 2016
(Khám phá) – (Phunutoday) – Bạn đã lên kế hoạch du lịch cho năm 2016 chưa? Dưới đây là những địa điểm đẹp như mơ bạn nên đến trong năm nay. |
Nguồn: Thu Trang (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.