Bệnh quai do viruts paramyxovirus gây ra, làm cho sưng viêm tuyến nước bọt. Đây là một loại bệnh có thể xảy ra với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Quai bị tuy là bệnh nhẹ nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm cha mẹ cần nắm rõ những đặc điểm lâm sàng của quai bị để có thể chữa trị kịp thời cho trẻ.
Quai bị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Đặc điểm lâm sàng
Ở bất kì tuổi nào, con người cũng có thể bị mắc quai bị. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, nguy cơ mắc quai bị cao nhất ở những bé từ 10 đến 19 tuổi. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi thì nguy cơ mắc quai bị là thấp nhất, khi trẻ hơn 2 tuổi cũng là lúc nguy cơ mắc bệnh tăng dần. Đặc biệt nguy cơ mắc bệnh quai bị ở bé trai cao hơn nguy cơ mắc bệnh ở bé gái.
Trẻ bị mắc quai bị sẽ có những triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và có hiện tượng đau nhức ở góc hàm và đau họng. Những biểu hiện đầu tiên này sẽ xuất hiện sau khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, những người đang mắc quai bị từ 2 đến 3 tuần. Những ngày tiếp theo tuyến mang tai sẽ càng ngày càng to dần và sẽ có hiện tượng xẹp xuống sau 1 tuần. Vùng sưng có thể lây lan đến má, dưới hàm làm cho trẻ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Nếu như có phương pháp chữa trị kịp thời, khoa học thì trẻ có thể khỏi bệnh sau 10 ngày phát tác.
Thời gian phát bệnh của bệnh quai bị cũng rất rõ ràng. Bệnh thường phát vào mùa xuân, đặc biệt là thời gian chuyển mùa như tháng 4 và tháng 5. Vì vậy, trong thời gian này, cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi những mầm bệnh gây quai bị.
comments
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.