Những điều cần biết về sa dây rốn

Những điều cần biết về sa dây rốn

Dây rốn là cầu nối quan trọng giữa mẹ và bé giúp vận chuyển oxy cùng các dưỡng chất cho bé cưng phát triển. Trong quá trình chuyển dạ, dây rốn sẽ bị chèn ép trong một thời gian ngắn do các cơn co. Đây là hiện tượng bình thường tự nhiên, và em bé sẽ tự biết cách điều chỉnh để chui ra ngoài. Tuy nhiên nếu thời gian dây rốn bị chèn ép kéo dài, có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Sa dây rốn là gì

Trong quá trình sinh nở, dây rốn thường ở phía trên đầu của thai nhi. Sa dây rốn là hiện tượng dây rốn sa qua cổ tử cung và đi vào ống sinh, cản trở đường ra của em bé. Đây là biến chứng nguy hiểm trong sản khoa vì khi đó dây rốn bị chèn ép, ảnh hưởng đến việc chuyên chở oxy và máu đến em bé.

Những điều cần biết về sa dây rốn

Yếu tố nguy cơ liên quan đến sa dây rốn

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn:

– Đa ối: Quá nhiều nước ối khiến em bé nổi lên trên vành cổ tử cung, làm cho dây rốn bị sa xuống.

– Ngôi thai bất thường: Ngôi thai thuận lợi nhất là ngôi đầu (đầu em bé chúc xuống cổ tử cung). Các ngôi thai khác như ngôi mông, ngôi ngang…đều có thể khiến dây rốn bị sa xuống trước.

– Vỡ ối sớm: Vỡ ối sớm trước cơn chuyển dạ cũng đẩy dây rốn xuống phía trên đầu của bé.

– Mang đa thai: Khi mang đa thai, không gian trong tử cung có thể chật chội so với bé, khiến dây rốn bị sa.

– Khởi phát chuyển dạ cũng khiến dây rốn bị sa.

Dấu hiệu sa dây rốn

Dấu hiệu thường gặp nhất là suy thai, bao gồm các triệu chứng như nhịp tim giảm đột ngột, huyết áp và nồng độ oxy giảm. Nếu dây rốn bị sa qua cổ tử cung trong chuyển dạ, thai phụ có thể nhìn thấy cả dây rốn hoặc cảm nhận được.

Bác sỹ chuyên môn sẽ tiến hành khám trong và đẩy đầu em bé tránh khỏi dây rốn hoặc tiến hành mổ lấy thai để bảo toàn tính mạng cho hai mẹ con.

Nếu đang ở nhà và phát hiện bị sa dây rốn, bạn cần gọi cấp cứu ngay. Trong lúc chờ đợi, có thể thực hiện các biện pháp giảm triệu chứng như:

– Nằm ngửa, hai tay ôm hai chân, co lên trước ngực. Nâng mông cao hơn vai một chút. Giữ nguyên tư thế này cho đến khi xe cấp cứu đến.

– Nếu dây rốn nhô ra khỏi âm đạo, nhẹ nhàng đẩy trở lại. Cách này giúp dây rốn ấm và ẩm, ngăn ngừa mạch máu co lại, gây nguy hiểm cho thai nhi.

Việt Hà
(Theo BI)

 Xem thêm

  • Bức ảnh bé sơ sinh với dây rốn hình chữ “Love” gây sốt cộng đồng mạng
  • Ngỡ ngàng với 9 sự thật về hiện tượng dây rốn quấn cổ (tt)
  • Dây rốn quấn cổ – những sự thật khiến mẹ bớt lo
  • 8 lý do không nên cắt dây rốn sớm sau khi trẻ chào đời

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.