Lịch sử của việc nhai kẹo cao su
* Nhai kẹo cao su đã xuất hiện từ hàng ngàn năm về trước.
* Kẹo cao su của người Hi Lạp cổ đại làm từ nhựa cây nhũ hương.
* Người Maya cổ đại ở Nam Mỹ nhai kẹo cao su làm từ nhựa cây hồng xiêm.
* Những thổ dân châu Mỹ nhai kẹo cao su làm từ nhựa cây vân sam.
* Kẹo cao su đã được làm và bán tại Mỹ từ năm 1848 nhưng nó rất khác với kẹo cao su ngày nay chúng ta dùng.
* Thomas Adams là người đầu tiên làm kẹo cao su ở dạng chất đặc.
* Trong suốt quá trình phát triển của việc sản xuất kẹo cao su, chúng ngày càng trở nên đa dạng với nhiều hương vị, loại và màu sắc.
Kẹo cao su là gì?
* Kẹo cao su làm từ nhựa của một số loại cây như cây nhũ thông, cây chicle,…
* Glycerine và một số loại dầu thực vật khác là nguyên liệu để làm mềm kẹo cao su.
* Một số loại kẹo cao su được làm ngọt với nước mía, nước từ củ dền và si-rô bắp. Nhai những loại kẹo cao su này có thể bị sâu răng vì chúng chứa chất làm ngọt tự nhiên.
* Các loại kẹo cao su sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thường không gây hại răng.
* Kẹo cao su không ở trong dạ dày tới 7 năm nếu nuốt phải như nhiều người từng nghĩ.
Tác dụng của việc nhai kẹo cao su?
* Nhai kẹo cao su giúp tập trung tinh thần.
* Nhai kẹo cao su giúp khắc phục tình trạng khô miệng.
* Nhai kẹo cao su đem lại hơi thở thơm mát.
* Nhai kẹo cao su để “tập thể dục” cơ hàm.
* Nhai kẹo cao su để quên cảm giác đói.
Khi nào bé có thể dùng kẹo cao su?
Trẻ từ 5 tuổi trở nên có thể hiểu được cách thức sử dụng kẹo su và hiểu được tác dụng cũng như tác hại của việc nhai kẹo cao su. Cha mẹ nên chọn loại kẹo cao su có chất làm ngọt nhân tạo để giúp trẻ phòng tránh sâu răng. Đồng thời, cha mẹ cũng đừng quên hướng dẫn trẻ sử dụng kẹo cao su đúng cách để không gặp tai nạn và rắc rối với loại kẹo đặc biệt này.
Những chú ý khi sử dụng kẹo cao su:
* Tuyệt đối không nuốt kẹo cao su vào trong dạ dày.
* Không vứt kẹo cao su ra đường.
* Không dính kẹo cao su lên quần áo.
* Không dính kẹo cao su lên tóc.
* Giữ lại vỏ kẹo cao su và để bã kẹo đã dùng vào vỏ trước khi bỏ chúng vào thùng rác.
* Kẹo cao su không thay thế được thuốc đánh răng, và bé không nên bỏ qua việc đánh răng hàng ngày.
* Nhai xong kẹo cao su phải bỏ ra khỏi miệng ngay, phòng trường hợp nuốt kẹo vào trong dạ dày.
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.