Những điều thú vị về em bé trong bụng mẹ

Những điều thú vị về em bé trong bụng mẹ

Dù làm mẹ lần đầu hay đã từng sinh con, cảm giác có một sinh linh bé bỏng đang lớn dần trong cơ thể mẹ đều rất khó diễn tả. Mẹ vẫn cứ bỡ ngỡ và thấy lạ lẫm lắm, không biết con đang nghịch trò gì trong bụng mẹ, con nặng bao nhiêu gram, dài bao nhiêu cm. Suốt 9 tháng 10 ngày mẹ theo dõi từng mốc phát triển của con. Có rất nhiều điều thú vị về con yêu diễn ra trong tử cung của mẹ. Mỗi giờ, mỗi ngày qua đi là cơ thể bé lại thêm những thay đổi mới, hoàn thiện hơn để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng nhất. Chắc chắn những điều thú vị xảy ra trong bụng mẹ sau sẽ khiến mẹ ngỡ ngàng và hạnh phúc đấy.

Những điều thú vị về em bé trong bụng mẹ

Mắt và tai phát triển

Trong 8 tuần đầu thai kỳ, mắt và tai bé bắt đầu hình thành, phát triển. Bé lúc này chỉ dài khoảng 2cm, tính từ đầu đến mông. Gương mặt bắt đầu hình thành và phát triển các đường nét.

Cơ quan sinh dục ngoài

Điều thú vị là cơ quan sinh dục ngoài của bé phát triển khá sớm, ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Sau tuần thứ 12, giới tính nam hay nữ của bé cũng được định rõ.

Bé đủ hình hài từ rất sớm

Vào tuần thứ 12 của thai kỳ, bé dài khoảng 5cm, tính từ đầu đến mông. Lúc này bé có đủ ngón tay, móng tay, ngón chân và tai.

Bé bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ khi nào?

Tuần thứ 20, bé dài 18cm, tính từ đầu đến mông. Thời điểm này bé bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ, lông mày bé hình thành rõ nét, móng tay tiếp tục hoàn thiện.

Bé phát triển thính lực

Dù tai của bé hình thành từ rất sớm nhưng phải sang đến tuần thứ 24, bé mới phát triển thính lực. Lúc này bé có thể nhận biết âm thanh, giọng nói từ bên ngoài tử cung và biết cách phản ứng lại với những tác động đó. Vì thế giai đoạn này mẹ chăm chỉ nói chuyện, đọc sách và cho bé nghe nhạc để kích thích phát triển não bộ nhé. Vào tuần này, gương mặt bé và các cơ quan phát triển gần như hoàn thiện. Da của bé vẫn còn mỏng và rất nhăn nheo, nhưng được bảo vệ bởi lớp lông tơ.

thở

Dù không có sự trao đổi oxy qua hai lá phổi, nhưng bé vẫn thở. Đây như là một hoạt động tập dượt sau khi chào đời cho bé. Vào khoảng tuần thứ 27, bé mới thở thật sự với oxy trong lá phổi.

Khứu giác phát triển

Sau tuần thứ 28, khứu giác của bé mới phát triển, khá muộn so với các giác quan khác. Điểm đặc biệt là bé có thể cảm nhận mùi, hương vị giống hệt với người lớn. Nếu mẹ ăn những món cay nóng bé cũng nhận biết được đấy.

Bé mở mắt

Bé bắt đầu mở mắt vào khoảng tuần 32 của thai kỳ. Bé cũng xoay đầu xuống phía dưới, chuẩn bị cho ngày chào đời. Đây có lẽ là thời gian hạnh phúc nhất của mẹ, vì mẹ có thể cảm nhận rõ rệt tay chân bé xíu của bé. Chiều dài đầu mông của bé lúc này là từ 35-38 cm, chiều dài từ đầu đến chân là 44-55 cm.

Bé rất khỏe mạnh và bụ bẫm

Tuần thứ 40, bé đã phát triển hoàn thiện, các cơ quan chức năng cũng toàn vẹn. Đầu của bé lúc này nằm đúng đỉnh cổ tử cung của mẹ. Lúc này bé gần như không thể di chuyển, vận động vì không gian quá chật hẹp so với kích thước của bé. Trước khi chào đời cân nặng các bé dao động từ 2-3kg, một số trường hợp đặc biệt có thể nặng từ 3-5kg. Bé khỏe mạnh và bụ bẫm, chỉ chờ thời điểm thích hợp, khi có cơn co là bé sẽ oe oe chào đời.

Việt HàNguồn: BS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.