1. Sếp 24/7
Vấn đề ở đây là đặc thù của công việc. Có những lĩnh vực như chăm sóc khách hàng hay thông tin, nhân viên phải làm việc không- cuối-tuần, hoặc làm việc theo ca kíp. Đó là những lý do bạn có thể bị làm phiền bất cứ lúc nào khi đang ăn, đang ngủ, đang đi du lịch. Tiếng chuông điện thoại vào ngày cuối tuần có thể không phải là điều mong đợi của bạn bởi sếp có thể gọi bất cứ lúc nào.
Giải pháp: Bạn có thể làm gì để “đối phó” với sếp kiểu 24/7? Thực sự, không có giải pháp nào khả thi cả, trừ phi bạn chuyển việc không thuộc quyền quản lý của sếp đó hoặc chờ đợi một người quản lý mới.
2. Sếp nóng tính
Nhiều người làm phải bỏ việc vì sếp nóng tính hay tính khí thất thường. Chẳng biết nóng tính là đặc điểm của người làm sếp hay áp lực công việc biến họ thành những người sẵn sàng đập bàn, hét to và thậm chí là dùng bạo lực với nhân viên. Về khía cạnh văn hóa công sở, việc mắng, lăng mạ hay gây bạo lực thường bị lên án gay gắt. Bất kể nhân viên nào cũng mong có một người sếp tâm lý, và một môi trường làm việc thân thiện. Về đặc thù công việc, nguyên tắc là nghề nào càng nhiều rủi ro, các sếp càng có tính khí khó chịu.
Giải pháp: Giải pháp chung cho bạn để sếp bớt nóng là tôn trọng cấp trên trước tiên. Hãy đặt mình vào vị trí của người quản lý để hiểu tại sao họ nổi giận với bạn. Nếu sếp có hành động nhục mạ hay bạo lực đối với bạn, lúc đó bạn mới nên suy nghĩ về giá trị của mình tại công ty. Chú ý, hãy biết kiềm chế với những sếp nóng tính. Nếu nghỉ việc là quyết định được thốt ra từ miệng sếp bạn, bạn hãy vui vẻ ra đi. Còn nếu bạn thiếu kiềm chế và là người ra đi trước, bạn sẽ chỉ trở thành người thiệt thòi mà thôi.
3. Sếp trù dập nhân viên
Có nhiều kiểu sếp khiến nhân viên phải khiếp sợ, bao gồm cả sếp ghen với nhân viên, đặc biệt là sếp nữ. Môi trường làm việc luôn phức tạp và nhiều cạm bẫy. Ngay ở vòng phỏng vấn, bạn có thể lọt vào “tầm ngắm” của sếp phỏng vấn. Hãy hiểu rằng, tầm ngắm của sếp ở đây là sự triệt tiêu. Không ít người sau khi nghe tâm sự của bạn đi phỏng vấn về đã nói rằng “Phụ nữ mặc váy đi phỏng vấn gặp sếp nữ thì “tạch” là phải!”. Đó là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu sếp ghen tuông vô lý nơi công sở. Trong một trường hợp khác phức tạp hơn, nếu bạn giỏi chuyên môn hơn bồ của sếp, bạn có nhiều nguy cơ sẽ bị sếp “triệt tiêu” một cách gián tiếp qua cô bồ kia, hay những kẻ ganh ghen với bạn và nói xấu bạn sau lưng sếp. Hai trường hợp trên chỉ là những ví dụ nhỏ trong hàng ngàn những tình huống “không lường trước” được khi…sếp là người hay ghen và có tính trù dập.
Giải pháp: Bạn nên biết khi nào là lúc mình cần ở lại và đi. Đừng nuối tiếc, môi trường làm việc cũng quan trọng không khác gì đồng lương mà bạn kiếm được. Nếu lương của bạn hiện tại là 10 triệu, bạn nên cân nhắc nhảy việc với mức lương 8 triệu, nhưng đổi lại bạn thoát được vị sếp khủng khiếp kia! Bạn sẽ vui vẻ hơn và có những trải nghiệm mới ở nơi làm mới, tại sao không?
4. Sếp săm soi
Không nhân viên nào muốn có một người sếp săm soi cả. Sự săm soi những chuyện nhỏ nhặt sẽ khiến nhân viên ngột ngạt khi làm việc. Hơn thế nữa, sự săm soi một cách quá đáng là biểu hiện của sự không tin tưởng nhau. Và một khi các bộ phận trong công ty từ cấp trên đến cấp dưới không phải là một thể thống nhất, chắc chắn tập thể đó sẽ không thể vững mạnh được.
Giải pháp: Hãy cầu mong có một người sếp khác quản lý bạn! Nếu sự săm soi của sếp không ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả công việc của bạn nhiều lắm, bạn nên “ngoan ngoãn” và làm việc tốt thì hơn!
5. Sếp độc tài và lạm quyền
Tất nhiên, sếp là người bỏ tiền ra thuê người, nên sếp có quyền ra lệnh cho bạn làm việc. Ở một chừng mực nhất định liên quan đến chuyên môn và sự tự nguyện của 2 bên, cấp dưới làm theo cấp trên là lẽ thường tình. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn trên, sếp có thể khiến bạn trở nên rẻ giúm như một kẻ đầy tớ nghe gì thì sẽ phải làm nấy. Cũng không ít trường hợp, nhân viên trở thành nô lệ tình dục của sếp. Đây là biểu hiện rõ ràng của sự lạm quyền và độc tài của sếp mà bất kể nhân viên nào cũng phải khiếp sợ mà bỏ việc chạy thoát thân.
Giải pháp: Đừng mong chờ sếp thay đổi vì đó là bản tính của người sếp đó. Hãy tự thoát ra và cứu lấy mình!
Nguyễn Mai – Nguồn: NYPost
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.