Dưới lạnh giá của mùa đông, lẩu là một trong số món được nhiều người yêu thích. Lẩu thơm ngon nhưng để tránh gây hại cho cơ thể bạn cũng nên chỉ ăn lẩu ở một mức độ tránh ăn quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
-
1
Lẩu Tứ Xuyên
Lẩu Tứ Xuyên quan trọng là nước dùng, chúng phải có vị cay của ớt, vị chua từ giấm, vị ngọt tự nhiên từ nguyên liệu và phải dậy mùi thơm của sốt Tứ Xuyên.
Do vậy với những người bị viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, và những người có một ‘cơ thể nóng’ như phụ nữ mang thai thì không nên ăn món lẩu tứ xuyên này.
-
2
Lẩu hải sản
Với các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn món lẩu hải sản này. Vì đa phần các loại hải sản chứa rất nhiều cholesterol cao nên các bệnh nhân tuyệt đối tránh món lẩu này để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
-
3
Lẩu cừu
Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, viêm amiđan cấp tính, viêm họng cấp tính, viêm mũi cấp tính, viêm phế quản cấp tính, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng món lẩu cừu.
-
4
Lẩu cay
Lẩu cay thường sử dụng rất nhiều ớt và các gia vị cay. Điều này có thể gây tổn thương rất lớn đến dạ dày, đặc biệt là những người có dạ dày và lá lách yếu thì chỉ nên ăn lẩu hải sản “thanh đạm” hoặc lẩu nấm.
Người bị dạ dày không nên ăn lẩu cay
-
5
Phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu
Theo nghiên cứu việc ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Nếu chị em mang thai ăn quá nhiều các món lấu chưa nhúng kỹ ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi.
Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.