Ngủ trưa lâu hơn 20 phút, đi ngủ sớm khi mất ngủ… chỉ khiến cho cơ thể thêm mệt mỏi.
-
1Sức khoẻ vẫn đảm bảo nếu ngủ dưới 6 tiếng/ngày
Trên thực tế, rất hiếm người có thể chỉ ngủ dưới 6 tiếng/ngày. Một nghiên cứu về biến đổi gen mới đây phát hiện thấy đúng là một số người chỉ cần ngủ khoảng 20 – 25% độ dài giấc ngủ trung bình mà không tổn hại đến sức khoẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính số lượng người có được khả năng này chỉ là 1%. Theo chuyên gia về giấc ngủ David Schulman tại Đại học Emory (Mỹ), phần lớn con người cần ngủ 7 – 8 tiếng/ngày để đảm bảo sức khoẻ.
-
2
Nên ngủ trưa lâu hơn 20 phút
Theo TS Kimberly A. Cote, chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Brock (Canada): Khi ngủ, não bộ sản sinh ra những đợt sóng khác nhau, tương ứng với mức độ sâu của giấc ngủ. Sau khoảng 20 phút, não bộ chuyển sang giấc ngủ với mức sóng chậm, tức là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ.
Nếu ngủ lâu hơn, cơ thể sẽ có cảm giác chệnh choạng như thiếu ngủ thay vì cảm giác sảng khoái bởi giấc ngủ dài chứa những đợt sóng chậm nhưng ở mức độ sâu hơn.
Thời điểm ngủ cũng rất quan trọng. Theo PGS David Neubauer tại Trung tâm Điều trị các rối loạn về giấc ngủ John Hopkins (Mỹ), giấc ngủ ngắn nên diễn ra sớm để khả năng ngủ buổi tối không bị ảnh hưởng. Phần lớn các cơn buồn ngủ đều kéo đến giữa khoảng 1 – 4h chiều.
-
3Tập luyện gần giờ đi ngủ gây khó ngủ
Nghiên cứu cho thấy, thậm chí các bài tập với cường độ mạnh trước giờ đi ngủ cũng không gây khó ngủ cho nhều người. Ngay cả những người thường xuyên khó ngủ vẫn có thể tập luyện khoảng nửa giờ trước khi lên giường mà không gặp vấn đề gì.
Nếu muốn tập luyện nhưng lo ngại rằng mình có thể bị khó ngủ, nên lên lịch trình cho giờ tập sớm hơn và ghi lại nhật ký để theo dõi ảnh hưởng của việc luyện tập tới chất lượng giấc ngủ của mình.
-
4
Ngủ gật trong giờ họp là chuyện thường
Theo TS William C. Dement tại Đại học Stanford (Mỹ), nếu mí mắt của bạn không ngừng trĩu xuống thì đó là dấu hiệu của sự mệt mỏi.
Trên thực tế, nếu một người thấy mệt mỏi triền miên, anh ta sẽ rơi vào tình trạng ngủ bù. Nếu bình thường ngủ 8 tiếng mà chỉ ngủ được 7 tiếng, như vậy, sau 1 tuần số giờ ngủ bị thiếu sẽ cộng gộp lại thành 1 giấc ngủ.
Các triệu chứng kèm theo của tình trạng mệt mỏi này là: Đau đầu dữ dội, ngứa, rát mắt, tinh thần không ổn định, mất khả năng tập trung, đói. Thiếu ngủ có thể dẫn tới các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn như huyết áp cao, tiểu đường.
-
5
Nên đi ngủ sớm nếu mất ngủ
Trên thực tế, đi ngủ sớm khi mất ngủ chỉ làm cho bạn càng khó ngủ hơn.
Giống như cảm giác thèm ăn, khi các bữa ăn cách nhau càng xa và cơ thể hoạt động càng nhiều thì cảm giác đói đến càng nhanh. Tương tự như vậy, nếu thời gian thức càng lâu và hoạt động càng nhiều thì cơn thèm ngủ sẽ đến nhanh hơn. Và tất nhiên, càng buồn ngủ thì càng ngủ nhanh và sâu hơn.
Tốt nhất nên đi ngủ muộn hơn thường lệ. Nếu vẫn thấy khó ngủ, nên thử đọc sách hoặc tiến hành các hoạt động nhẹ nhàng khác. Ngoài ra, có thể ngâm mình vào nước nóng trước khi ngủ, nó giúp thư giãn cơ bắp và giảm
thân nhiệt, khiến giấc ngủ đến nhanh hơn. Bên cạnh đó, 30 – 45 phút tập luyện trong ngày cũng giúp những người mất ngủ dễ chịu hơn.
-
6
Uống thuốc ngủ có hại cho người mất ngủ
Theo Carl E. Hunt, Giám đốc Trung tâm sức khoẻ quốc gia về rối loạn giấc ngủ tại Mỹ, uống thuốc ngủ sẽ hữu dụng nhất khi chứng mất ngủ chưa chuyển sang giai đoạn mạn tính. Chúng giúp điều chỉnh hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát giấc ngủ.
Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc ngủ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như choáng váng, đau đầu và lo lắng và không thích hợp cho việc sử dụng lâu dài.