Những thuật ngữ thông dụng trong kiến trúc

Những thuật ngữ thông dụng trong kiến trúc

Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc sư với kiến thức chuyên ngành kiến trúc, ngoài công tác thiết kế công trình có thể tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác, như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa hay thiết kế tạo dáng công nghiệp.

Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các công trình kiến trúc có chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử.

Kiến trúc hiện đại đi theo xu hướng tôn sùng công nghệ và vật liệu mới, công năng sử dụng, và năng lực sáng tạo cá nhân, do đó các công trình kiến trúc hiện đại thường không có nhiều liên hệ đến văn hóa bản địa.

Sự khô cứng, vô tính của kiến trúc hiện đại bị phê phán mạnh mẽ trong những năm 1970 khiến trào lưu kiến trúc hậu hiện đại ra đời. Công nghệ và vật liệu mới vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong kiến trúc hậu hiện đại, mà áp dụng chúng một cách khôn ngoan đầy cảm xúc hơn, nhằm nhấn mạnh các đặc thù của công trình và mối liên hệ của công trình đến khung cảnh tự nhiên văn hóa xã hội xung quanh.

Dưới đây là một số thuật ngữ Kiến trúc thông dụng. Một số từ xem trước Download file PDF bên dưới để xem trọn bộ.

  • Conceptual Design Drawings : Bản vẽ thiết kế cơ bản
  • Detailed Design Drawings: Bản vẽ TK chi tiết
  • Shop Drawings: Bản vẽ Thi công chi tiết
  • As –built Drawings: Bản vẽ hoàn công
  • Drawing For Approval: Bản vẽ xin phép
  • Drawing For Construction: Bản vẽ dùng thi công
  • Construction Permit: Giấy phép Xây dựng
  • Master Plan (General Plan): Tổng Mặt bằng
  • Perspective Drawing: Bản vẽ phối cảnh
  • Ground Floor: sàn tầng trệt (Anh)
  • First Floor: (viết tắt 1F.) sàn lầu (Anh); sàn trệt (Mỹ)
  • Mezzanine Floor: sàn lửng
  • 2.5F Plan; mặt bằng sàn 2.5 (sàn lửng giữa tầng 2 & 3)
  • Flat roof : mái bằng
  • Slope Roof : mái dốc
  • Front view Elevation: mặt đứng chính
  • Side Elevation: mặt đứng hông
  • Gable wall: tường đầu hồi
  • Metal sheet Roof : mái tôn
  • Thermal insulation layer: lớp cách nhiệt
  • Waterproof layer: lớp chống thấm
  • Sound proof layer: lớp cách âm
  • Anti-damping layer: lớp chống ẩm
  • Roof Tile: ngói lợp mái
  • Ridge cap (or Capped Tile): ngói úp nóc
  • Zincalume sheet: tôn lạnh
  • Steel Truss: vì kèo thép
  • Portal Frame: khung thép dạng Zamil Steel
  • Steel Purlin: xà gồ thép
  • RC. Gutter sê nô BTCT
  • Metal Gutter: máng xối tôn
  • Downpipe: ống xối thoát nước mưa
  • Canopy: ô văng, mái che
  • verandah: hàng hiên
  • Entrance Canopy: mái đón (lối vào chính)
  • Center-to center dimension: Khoảng cách từ tim qua tim
  • Clearance dimension: Khoảng cách thông thuỷ (lọt lòng)
  • Artificial Stone: đá nhân tạo
  • Terra cotta tile: gạch tàu
  • Terrazo; đá mài
  • Non-slip ceramic tile: gạch men chống trượt
  • Carpet Tile : thảm lát
  • Plastering: tô, trát
  • Gypsum Board Ceiling; trần thạch cao
  • Suspended Ceiling : trần treo
  • Concealed gypsum board ceiling: trần thạch cao khung chìm
  • Acoustic Board Ceiling: trần cách âm
  • Metal Sheet Ceiling: Trần tôn
  • Plywood Ceiling: Trần ván ép
  • Skirting: len chân tường
  • Wall Facing Stone: đá ốp tường
  • Technical Pipe Shaft: hộp gen kỹ thuật
  • Air ventilation : thông gió
  • Exhaust Fan; quạt hút
  • Water Supply and Drainage System: Hệ thống cấp thoát nước
  • Water Supply and Drainage Isometric Diagram: Sơ đồ không gian cấp thoát nước
  • Stormwater Drainage: thoát nước mưa
  • Floor Drain: Phễu thu sàn
  • Manhole: hố ga
  • Ceiling Access Opening; Lỗ thăm trần ( để bảo trì…)
  • Septic Tank: hầm tự hoại
  • Underground Water Tank: Hồ nước ngầm
  • Waste Water Treatment Plant (WWTP): Trạm xử lý nước thải


Sưu tầm