Theo Julia Renee Zumpano, chuyên gia phòng ngừa tim mạch và phục hồi chức năng tại Bệnh viện Cleveland, “bạn đừng nên loại bỏ từng thực phẩm riêng biệt mà nên nhìn vào thành phần và cách thức chế biến”. Việc này không đơn giản nhưng nếu bạn có thể tránh dùng những thực phẩm hoặc nguyên liệu có hại cho sức khỏe thì bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp và thậm chí bệnh ung thư.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe rất khó tránh khỏi như bệnh tim. Muối, chất béo bão hòa, đường tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn là những nguyên nhân chính. Tại sao và làm thế nào để phát hiện những nguyên liệu này khi đọc nhãn hiệu in trên bao bì thực phẩm?
Dầu chưa bão hòa (hydrogenatea oil)
“Dầu chưa bão hòa là một trong những nguyên liệu đầu tiên cần tránh sử dụng”, Zumpano nói. Cô cho biết thêm, các loại dầu đều chứa chất béo chuyển hóa, tăng lượng cholesterol LDL xấu và giảm lượng cholesterol HDL tốt trong cơ thể, vì thế chúng gây nguy hiểm gấp đôi.
Chất béo chuyển hóa có thể góp phần làm xơ vữa động mạch, tích tụ cholesterol và các chất bên trong động mạch, dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch. Xơ vữa động mạch sẽ tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch.
Các loại dầu có tác dụng bảo quản thực phẩm và món ăn bắt mắt hơn nên chúng thường được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại bánh kẹo đóng gói. Để tránh sử dụng chất béo chuyển hóa và các nguyên liệu có hại khác, bạn nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng, nếu có chất béo chuyển hóa thì xem xét hàm lượng là bao nhiêu. Hiệp hội Tim mạch ở Mỹ khuyến cáo rằng không quá 1% lượng calo hàng ngày có chất béo chuyển hóa.
Zumpano cho rằng, “Nhãn thực phẩm nên liệt kê thành phần theo thứ tự hàm lượng, thành phần càng có hàm lượng cao thì càng phải xuất hiện đầu tiên. Nếu dầu chưa bão hóa là một trong 5 thành phần đầu tiên thì bạn nên tránh xa thực phẩm đó.”
Đường tinh luyện
Đường tinh luyện cũng là một trong những nguyên liệu nên hạn chế tiêu thụ càng nhiều càng tốt vì chúng góp phần khiến cơ thể béo phì và tăng chỉ số Triglyceria – một loại mỡ trong máu. Chỉ số Triglyceria cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và một lần nữa tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch. Chỉ số Triglyceria cao và béo phì ở bụng (mỡ xung quanh thắt lưng) cũng là nguyên nhân gây Hội chứng chuyển hóa, tạo điều kiện gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Thật không may, các loại đường tinh chế gồm đường kính trắng, đường nâu, đường cát trắng, đường trái cây, đường xi-rô bắp và đường hóa học đều tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm. “Ngày nay rất khó để loại bỏ xi-rô bắp có hàm lượng đường trái cây cao và các loại đường tinh chế khác”, Zumpano cho biết. Cô cũng đề nghị hạn chế sử dụng đường tinh chế càng ít càng tốt, nên thay thế bằng những chất làm ngọt tự nhiên như xi-rô cây thích nguyên chất, mật đường và đường thô. Một cách khác để giảm việc tiêu thụ đường là uống nước thay vì uống soda hoặc các loại nước giải khát.
Hạn chế tiêu thụ muối ăn
Tiêu thụ nhiều muối sẽ gây huyết áp cao, dẫn đến đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng muối ăn rất dễ: chỉ cần tránh dùng những thực phẩm được pha trộn và giới hạn dùng muối khi nấu ăn. Ngoài ra, cũng nên tránh xa hợp chất natri có trong thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn.
Một loại thực phẩm có thể chứa các hợp chất natri khác nhau. Vì vậy, để tránh tiêu thụ lượng muối dư thừa, bạn cần phải chú ý tới thành phần in trên bao bì. Ngoài từ “natri”, bạn cũng nên tìm thêm từ “nước ngọt” hoặc biểu tượng “Na” trên bao bì.
Dường như không thể loại bỏ tất cả các loại thực phẩm không lành mạnh từ chế độ ăn uống. Nhưng việc đọc kỹ bao bì sản phẩm sẽ giúp bạn tránh được việc lựa chọn những nguyên liệu không tốt. Hơn nữa, cố gắng hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc cách bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và tiểu đường.
Nguồn: Theo everydayhealth.com
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.