Những trạng thái tinh thần có thể gây ra cơn đau thể chất

Những trạng thái tinh thần có thể gây ra cơn đau thể chất
Khi bị đau đớn, thật khó để tập trung vào bất cứ việc gì. Tình trạng của bạn có thể đáng lo hơn khi không tìm ra nguyên nhân của các cơn đau và không biết làm thế nào để trị giảm đau dứt điểm. Thực tế cho thấy, ngoài nguyên nhân gây đau do bị thương ra, còn có nhiều lý do khác liên quan đến trạng thái tinh thần, lối sống và thói quen làm việc không lành mạnh. Những điều này có thể khiến bạn bị đau mỏi và suy nhược cơ thể.
1. Nóng giận
Nóng giận có thể khiến bạn bị đau lưng. Một nghiên cứu ở người bị đau lưng lâu năm đã chứng minh điều này là hoàn toàn đúng. Những người bị kích thích để trở nên nóng giận thường họ mím môi và làm các cơ bắp bị căng ra dọc xương sống. Cơ bắp bị chèn ép và gây ra các cơn đau lưng liên tục. Vì vậy, thay vì giữ bực bội trong người, các chuyên gia khuyên bạn nên nói chuyện với ai đó hoặc viết suy nghĩ của mình ra để thoát khỏi trạng thái tiêu cực này nhanh chóng.
2. Cô đơn và trầm cảm
Ngoài tổn thương do tác động vật lý bên ngoài, nỗi đau và khó chịu về tinh thần gây ra đau đớn thể chất ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn. Các chuyên gia cho rằng, sức khỏe thể chất và tinh thần có thể ảnh hưởng đến nhau. “Chịu đựng các cơn đau lâu năm có thể khiến bạn bị cô lập. Chúng ta là những thực thể có tính xã hội, nhưng sự đau đớn có thể khiến bạn dần mất kết nối với mọi người, dẫn đến trầm cảm, và trầm cảm cũng được cho là làm gia tăng mức độ đau đớn thể chất.”
Những trạng thái tinh thần có thể gây ra cơn đau thể chất
3. Suy nghĩ tiêu cực
Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc làm trầm trọng hóa vấn đề, suy nghĩ tiêu cực có thể làm tăng nhận thức về đau đớn. “Cảm xúc và đau đớn được xử lý trong cùng một vùng não, vì vậy nếu bạn đang lo lắng hoặc căng thẳng, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy đau về thể xác,” theo Andrew Bertagnolli, Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần tại San Francisco cho biết.
6 nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị đau mỏi và suy nhược
Khi bạn làm trầm trọng vấn đề lên, tức là bạn đang tập trung vào lo lắng hơn là tìm ra những giải pháp,” Nomita Sonty, bác sĩ tâm thần và chuyên gia về điều trị giảm đau của một bệnh viện có trụ sở ở New York cho biết. Để chống lại điều này, Sonty khuyến cáo mọi người nên đi ra ngoài ít nhất 10 phút mỗi ngày để thư thái đầu óc và tránh tình trạng bị căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu và suy nghĩ tiêu cực.
4. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ
Bạn cần phải trả lời email ngay, tủ quần áo của bạn cần dọn dẹp và bạn phải nấu cơm cho ngày mai. Bạn luôn bận bịu cả ngày, đến nỗi không có thời gian để ngủ. Công việc quá tải và thiếu thời gian nghỉ ngơi chính là nguyên nhân chính khiến bạn luôn ở trong tình trạng uể oải. Chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ Teitelbaum cho hay: “Trước kia khi chưa có internet, người Mỹ ngủ 9 tiếng vào buổi tối. Nhưng ngày nay, chúng ta chỉ ngủ trung bình 6,5 tiếng mỗi ngày.” Cơ thể bạn tạo ra hoóc-môn sinh trưởng trong suốt thời gian ngủ. Hoóc-môn này giúp phục hồi các tế bào cơ thể để làm dịu đau đớn, chuyên gia cho biết thêm. Ngoài ra, những người bị chứng mất ngủ có nguy cơ bị đau nhức lâu năm cao hơn gần gấp 3 lần những người bình thường, theo một nghiên cứu trên tạp chí Journal Sleep.org. 
5. Làm việc với máy tính
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn phải làm việc với máy tính cả ngày? Bạn phải ngồi nhiều, phải nhìn vào máy tính, bạn ít vận động, bạn bị mỏi cổ, nhức đầu, bạn bị mỏi khớp gối, tê chân, mỏi khớp tay… Và đến cuối ngày, bạn ở trong trạng thái hết năng lượng, muốn về nhà và ngả lưng xuống giường. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, bạn phải đối diện với tình trạng này hàng ngày. Bạn có thể quen với cường độ làm việc này, nhưng lâu ngày bạn sẽ nhận ra rằng mình đang yếu dần đi, nếu không vận động nhiều hơn.
6 nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị đau mỏi và suy nhược
6. Sử dụng điện thoại
Với điện thoại, bạn có thể kết nối với bạn bè và lướt web để giải trí. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn gốc gây ra đau mỏi. Nếu bạn giữ điện thoại ở tai và vai để nói chuyện và làm việc khác cùng một lúc trong thời gian lâu, bạn có thể bị đau mỏi cổ, vai, thậm chí là tê, nóng ran cả cánh tay. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể sử dụng tai nghe hoặc thiết bị Bluetooth để nói chuyện qua điện thoại dễ dàng hơn thay vì kẹp điện thoại vào tai và vai. 
Nhìn chung, các biện pháp trị liệu kết hợp giữa thay đổi lối sống và thư giãn đầu óc được cho là cần thiết nhất để phòng tránh và giảm thiểu cơn đau mỏi, suy nhược cơ thể. Bạn có thể tự điều chỉnh thời gian biểu ngay hôm nay hoặc xin tư vấn từ bác sĩ để cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn.
Nguyễn MaiNguồn: Prevention
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.