Phát hiện mới về hoạt động hố đen

Sử dụng kính thiên văn quang học cực mạnh các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston (Mỹ) chụp được hình ảnh một hố đen có kích thước siêu lớn trong lúc chúng phun ra những tia phân tử tăng nạp cực mạnh.

Hố đen này nằm cách trái đất 950 triệu năm ánh sáng, thuộc dải thiên hà BL Lacertae.

Khám phá mới trên cho phép giới khoa học lần đầu tiên nhìn rõ cách các tia vũ trụ hình thành.

Các hố đen siêu lớn tạo nên lõi của nhiều thiên hà và giới thiên văn học từ lâu cho rằng chúng đã phóng ra các tia phân tử có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.

Tuy nhiên, cho đến khi kính thiên văn chụp được các hình ảnh trên lý thuyết này vẫn nằm trong vòng bí mật.

Những hình ảnh này cho thấy vật chất bị lôi về phía hố đen đã tạo nên một đĩa phẳng, xoay vòng, gọi là đĩa bồi.

Khi vật chất di chuyển hướng tâm từ ngoại biên của đĩa bồi, những trường điện từ nằm vuông góc với đĩa bồi bị xoắn lại, tạo ra một bó vật chất bị nén chặt, đẩy những phân tử bị hố đen tống ra.

Phần không gian gần hố đen, trong đó có các trường điện từ, cũng bị xoắn lại do sức hút trọng lực cực mạnh của hố đen.

(Ảnh: Marscher et al., Wolfgang Steffen, Cosmovision, NRAO/AUI/NSF)

 

Theo T.M (Thanh niên, Tiền Phong Online)