Phát hiện sếu cổ đen quý hiếm ở Ấn Độ

Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã Thế giới (WWF) ở Ấn Độ cho biết, 7 con sếu cổ đen vừa được phát hiện ở thung lũng Zemithang ở huyện Tawang, tỉnh Arunachal Pradesh (Ấn Độ), thuộc loài chim quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao khi số lượng cá thể sếu cổ đen giảm nhanh trong những năm qua.

>>>Anh: Sếu trở về sau 400 năm

Theo đó, 7 con sếu cổ đen đã được phát hiện từ hai khu vực bảo tồn cộng đồng duy nhất ở tỉnh Arunachal Pradesh là Lham Tsering thuộc Khu vực bảo tồn cộng đồng Pangchen Lumpo Muchat và Kokti thuộc Khu vực bảo tồn cộng đồng Pangchen Lakhar.

Trong suốt mùa đông, đàn chim sếu này thường bay đến thung lũng Zemithang, Phobjika và Bomdaling ở Bhutan để trú đông tránh rét.

Theo WWF, số lượng sếu đi trú đông được được tìm thấy ở Quinghai trên cao nguyên Vân Nam – Quý Châu và ở phía đông bắc Bhutan. Thung lũng Zemithang là một trong hai môi trường sống tránh rét duy nhất cho sếu cổ đen ở Ấn Độ.

Sếu cổ đen quý hiếm ở Ấn Độ. (Ảnh: The Hindu)

Sếu cổ đen được phân loại là loài dễ bị tổn thương và được xếp vào phụ lục loại 1 trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm 2003.

Được biết, đến nay, số lượng sếu cổ đen ở khắp nơi trên thế giới ước tính còn khoảng 11.000 con, cả hoang dã và đang được bảo vệ bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới.

 

Theo Đất Việt