Phát hiện trẻ bị còi xương như thế nào?

Phát hiện trẻ bị còi xương như thế nào?

Bệnh còi xương cần được các bậc phụ huynh phát hiện càng sớm càng tốt, nếu để muộn thì sẽ dẫn những di chứng về xương.

Các bậc cha mẹ có thể phát hiện bệnh còi xương ở trẻ qua 1 số triệu chứng sau:

Những biểu hiện ở giai đoạn ở thể nhẹ:

Đây là giai đoạn này là giai đoạn bệnh thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ, bệnh này thường khởi phát trong khoảng thời gian là 6 tháng đầu đời của trẻ.
Do đó cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn khi thấy trẻ có những biểu hiện khác lạ như ngủ không ngon, rất hay quấy khóc và đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy…
Nếu như mẹ thấy trẻ mọc ít tóc, phần tóc lại khá mỏng và đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bị còi xương là rất cao. Khi bé nhà bạn bị rơi vào trường hợp này thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn một cách đầy đủ.

Những biểu hiện giai đoạn ở thể nặng :

Bệnh còi xương ở giai đoạn nặng, bạn sẽ thấy xương của trẻ mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như trẻ không có xương. Hình dáng đầu của trẻ cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn.
Trong độ tuổi thì từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 những biểu hiện ở bệnh này sẽ xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Ở giai đoạn một tuổi trở lên nếu như không kịp thời điều trị trước thì sẽ dẫn đến những biến dạng và ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: ví dụ như cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài.

Bởi vậy khi thấy con của mình có các biểu hiện này, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp, tránh tình trạng càng lớn thì điều trị càng khó.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.