Theo các nhà nghiên cứu, số lượng các bà mẹ trong độ tuổi từ 35 đến 54 tuổi bị rơi vào phá sản đã đạt đến con số kỷ lục. Họ là những người phải gánh chịu những rủi ro nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mang lại.
Sự khánh kiệt về tiền bạc lẫn những khoản nợ không thể nào trả nổi đã tăng nhanh trong nhóm tuổi này hơn bất kỳ ai khác trong cuộc vật lộn với công việc mưu sinh để nuôi sống gia đình. Dựa trên các số liệu chính thức phá sản, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự khánh kiệt về tiền bạc hay nợ nần của bà mẹ trung niên thường xảy ra ít lâu sau khi ly hôn hay đổ vỡ.
Số lượng các bà mẹ trong độ tuổi từ 35 đến 54 tuổi bị rơi vào phá sản đã đạt đến con số kỷ lục
Theo Keith Stevens, một đối tác phá sản tại Accountants Wilkins Kennedy: “Sau khi ly dị, người phụ nữ thường cảm thấy bị áp lực để thích nghi với lối sống giống như khi họ kết hôn. Họ muốn chắc chắn rằng con cái của họ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tình hình tài chính thường không cho phép họ duy trì những chi tiêu như vậy.“
Sau khi ly hôn khoảng 5 năm, thường thì thu nhập của người đàn ông có xu hướng tăng nhiều hơn 25% so với thu nhập trong hôn nhân, trong khi đó thu nhập của người phụ nữ lại có xu hướng giảm đi khoảng 9%, theo các nhà nghiên cứu.
Nhiều bà mẹ bị mất việc làm của họ trong thời suy thoái kinh tế, đấu tranh để tìm việc làm với một mức lương tương tự. Và những phụ nữ trong nhóm tuổi trung niên thường có con nhỏ còn đi học, thường khó tìm việc làm phù hợp với mình.
“Phụ nữ có con nhỏ có ít hấp dẫn hơn so với các ứng viên khác, đặc biệt là với những người sử dụng lao động nhỏ lẻ, nơi mà người lao động phải làm bán thời gian một cách linh hoạt. Nhiều bà mẹ do đó buộc phải bám lấy các công ăn việc làm có tay nghề thấp và mức lương thấp hơn,” theo Stevens.
Nhiều phụ nữ bị mất công việc của họ trong thời suy thoái, và đang đấu tranh để tìm một công việc khác ở cùng một mức lương hoặc tương tự
Thông thường, nhiều bà mẹ sẽ chỉ được nhận vào làm những công việc như: Văn thư, phục vụ ăn uống, làm sạch, chăm sóc và thu ngân, mà tất cả có xu hướng nhận mức lương thấp. Những người khác chỉ đơn giản là không thể có được một công việc ổn định.
Nhiều bà mẹ tự đứng ra thành lập doanh nghiệp sau một thời gian dài tìm kiếm việc làm, trong khi họ chỉ giỏi làm việc bếp núc hơn làm quản lý, thế là phá sản.
Ông Stevens nói: “Chúng tôi đã thấy một sự gia tăng đáng kể số lượng phụ nữ phát động các doanh nghiệp của mình trong quá trình suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với rủi ro tài chính lớn hơn. Trong khi một doanh nghiệp bà mẹ này thành công, thì lại có rất, rất nhiều doanh nghiệp bà mẹ khác không ngóc đầu dậy được.”
Có 3 loại vỡ nợ cá nhân khác nhau. Phá sản là lựa chọn phổ biến nhất, nhưng cũng có những khoản nợ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau trả từ từ và những món nợ tự dàn xếp được giữa các cá nhân với nhau.
Thứ tự giảm nợ cũng đặc biệt được sử dụng bởi các bà mẹ, bởi vì nó mang lại cho họ cơ hội để giũ bỏ trách nhiệm, chỉ với £90, và không cần xuất hiện tại tòa án.
Để hội đủ điều kiện, họ phải có các khoản nợ ít hơn £15.000, thu nhập dùng một lần không quá £50 một tháng sau khi nộp thuế, “chi phí hộ gia đình bình thường” và bảo hiểm quốc gia.
Số liệu hàng quý, được công bố vào ngày Thứ sáu, dự kiến sẽ có 366 người bị phá sản trong một ngày trong khoảng thời gian giữa tháng 7 và tháng 9/2010, theo kế toán RSM Tenon.
“Nếu có bất cứ điều gì xảy ra, mọi người sẽ phải đối mặt với những khó khăn còn lớn hơn trong những tháng tới với việc cắt giảm khu vực công có thể làm cho nhiều người phải đối mặt với một khoảng thời gian thất nghiệp và lương giảm. Những thách thức mới sẽ là một bước tiến quá xa cho một số lượng đáng kể những người đã tiếp tục đấu tranh với các khoản nợ tăng dần qua nhiều năm,” theo Mark Sands, người đứng đầu Cơ quan thi hành luật phá sản.