Quên gạt chống phạt 3 triệu đồng: Tôi ngã, sao phạt tôi?

​Festival hoa Đà Lạt: thấy “chặt chém”, gọi điện phó chủ tịch UBND

Mải đi chợ nấu cơm cho chồng con nên… quên 

Đa số chị em đều không đồng tình vì mức phạt này quá nặng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, mà còn thu hồi GPLX đến 2 tháng. Và đa số đều cho rằng, họ quên gạt chống vì mải chăm lo cho chồng, con.

Chị Mai L. tâm sự: “Chị em bây giờ, đi làm xong còn mau chóng về đi chợ. Nhiều lúc, vội vã ra chợ, chống xe chọn mau mấy thứ rồi lại phi xe về để kịp nấu cơm cho chồng con, nên quên gạt chống là bình thường”.

Chị H chia sẻ: “Lỗi quên gạt chống chân thường là một lỗi vô tình, tôi nhiều khi mải đi đón con quá, cũng cứ thế phóng xe đi mà quên gạt chân chống. Vì vậy, cũng chỉ nên nhắc nhở thôi, chứ không nên phạt quá như thế”.

Khi hỏi về hình thức bị phạt khi ra đường quên gạt chân chống, chị Lan A. cho biết: “Tôi thường quên không gạt chân chống, nhà có con nhỏ, không ai trông, tôi toàn phải tranh thủ lúc con ngủ phi xe ra chợ mua thức ăn, thế nên mải quá cũng cứ phóng xe đi mà không nhớ đến mình đã gạt chống hay chưa”.

“Việc quên gạt chân chống là điều không ai muốn. Nhiều khi nhãng ý một chút hoặc có công việc gì gấp quá, tôi cũng hay quên. Lỗi này đâu quá nghiêm trọng đâu, nếu phạt như thế thì tôi thấy không thuyết phục vì số tiền phạt nặng quá, đấy là chưa kể việc thu giữ GPLX 2 tháng trời”, chị Minh K. chia sẻ.

Nhiều lỗi còn nặng hơn

Nhìn nhận từ góc độ khác, chị Thu. H (Đống Đa, Hà Nội) lý luận: “Thứ nhất, đây là lỗi vô tình không ai mong muốn, cũng như không ai cố tình để cho mình rơi vào cảnh nguy hiểm đấy cả, sao lại phạt họ? Thứ hai, trong khi có rất nhiều lỗi nặng hơn, cố tình, phóng xe ẩu, tốc độ, không có mũ bảo hiểm… còn hơn rất nhiều lỗi gạt chân chống tại sao lại bị phạt ít hơn? Thật không thể hiểu nổi”.

Cùng đồng quan điểm với chị Lan A, chị Xuân L. (Nhân viên văn phòng, Ba Đình, Hà Nội) bày tỏ quan điểm: “Nếu mà không muốn bị phạt vì tội không gạt chân chống thì chỉ có mua xe ga thôi. Mà có phải ai cũng có điều kiện để mua đâu. Đã không có điều kiện, lương thấp, thế thì tiền lương cả tháng chỉ để nộp phạt thôi à?”.

Bên cạnh những ý kiến phản đối việc ra luật vì phạt quá nặng, một số chị em cũng bày tỏ quan điểm đồng tình.

Chị Ngọc T. (Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ quan điểm: “Tôi đồng tình với cách phạt này, bởi nhiều chị em có ý thức rất kém. Mặc váy dài, lòa xòa, nhiều khi không gạt chân chống, váy lại mắc vào rất dễ gây tai nạn. Nếu chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở thôi thì lần sau họ vẫn sẽ quên, vì phụ nữ rất hay có tính đãng trí. Chỉ có đánh vào kinh tế thì lần sau họ mới ý thức và nhớ thôi”.

Chị Thu T. (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Một lần tôi chở con quên gạt chống, hai mẹ con bị ngã, thế nên từ đó, chẳng bao giờ tôi quên không gạt chân chống. Vì tôi ý thức được rằng, việc đó không chỉ ảnh hưởng đến tôi mà còn ảnh hưởng đến người khác. Nhiều khi có người quên, gặp những chỗ đường xấu hay gì đó thì dễ bị ngã vì chị em đâu có mấy ai cứng tay lái đâu. Ngã ra đấy, người đi sau cũng nhào theo. Thế nên tôi nghĩ, có khi còn phải phạt nặng hơn nữa”.

Cũng đồng tình với ý kiến trên, chị Ngọc M. (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Tôi rất ủng hộ với việc này. Bởi phải phạt nặng từ những vi phạm nhỏ đến cái lớn. Thấy luật như thế thì người ta mới thực hiện đúng luật”.

Luật phạt khi quên gạt chống:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 6 và Điểm c, Khoản 10 Điều 6 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP với hành vi vi phạm giao thông đường bộ khi các phương tiện xe máy, xe mô tô, xe tương tự xe máy khi tham gia giao thông sử dụng chân chống xe máy, các vật khác quẹt xuống lòng đường khi phương tiện đang di chuyển, người điều khiển xe bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX trong 2 tháng.

Nguồn: Theo Phụ Nữ Online

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.