Sai lầm chết người khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

Sai lầm chết người khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt nếu bạn sử dụng thường xuyên, lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho mắt như thủng mắt, mù lòa… do trong thuốc nhỏ mắt có chứa các chất chống viêm, bảo quản không tốt cho bảo vệ mắt của bạn. Đang dịch đau mắt đỏ, bạn hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc nhỏ mắt nhé!

Khi bị nhức mỏi mắt nhiều người sẽ có thói quen sử dụng thuốc nhỏ mắt để có được cảm giác dễ chịu nhưng thói quen này kéo dài và người dùng sẽ vô tình mắc phải chứng nghiện thuốc nhỏ mắt. Nếu việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trong một thời gian dài có thể dễ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc xảy ra ngay cả dẫn tới mù lòa.

Hiện có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt với nội dung quảng cáo như giảm nhức mỏi, sáng mắt, giảm đỏ mắt…thu hút người tiêu dùng mà không có lời khuyến cáo về tác dụng lâu dài cũng như các thành phần của thuốc.

  • 1

    Nguy hiểm do các thành phần phụ trong thuốc

    Corticoid –thủ phạm gây mất thị lực vĩnh viễn. Corticoid là thành phần tự nhiên có trong cơ thể có tác dụng chống viêm. Trong thuốc nhỏ mắt nó có tác dụng nhanh chóng trong việc làm mắt dễ chịu, hết đỏ. Nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều biến chứng cho đôi mắt của bạn.

    Corticoid tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về mắt. Việc sử dụng corticoid phải được sự hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến teo dây thần kinh thị giác, cườm nước(glocom) có nguy cơ dẫn đến mù lòa cao.

    Sai lầm chết người khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

  • 2

    Chất bảo quản

    Trong thành phần của thuốc nhỏ mắt không được phép có chất bảo quản nhưng việc sản xuất có thuốc bảo quản giúp hạ giá thành xuống thấp vì vậy cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc mắt này.

  • 3

    Kháng sinh

    Trẻ dưới 3 tuổi khi dùng thuốc có chứa kháng sinh ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm còn có thể gây ra chậm lớn. Các chất chống viêm, kháng sinh, chất bảo quản có trong thuốc nhỏ mắt khi dùng lâu dài gây nhiều tác dụng phụ cho mắt: viêm, cườm nước, thủng mắt, mù lòa…

  • 4

    Dùng sai thuốc sai bệnh

    Tâm lý chủ quan khi mắt đỏ, cộm, nhìn khó… không đi khám bác sĩ mà thường tự ý mua thuốc điều trị. Người bệnh rất có thể nhầm các dấu hiệu mỏi thông thường với đau mắt đỏ hoặc cườm nước, đau mắt hột… để tránh trường hợp này thì đừng chủ quan, bệnh có thể trở nên khó chữa nếu không được phát hiện kịp thời.

    Bất kỳ loại thuốc nào đều cần được dùng theo kê đơn của bác sĩ đặc biệt là bệnh đau mắt đỏ. Khi mỏi mắt, nên thư giãn và cho mắt nghỉ ngơi, cũng có thể bổ xung độ ẩm cho mắt bằng nước mắt nhân tạo, hoặc loại thuốc nhỏ lành tính(nhưng không nên lạm dụng). Lạm dụng thuốc nhỏ mắt tuy có tác dụng tức thì nhưng không có lợi lâu dài, bảo vệ đôi mắt của bạn bằng cách loại bỏ thói quen này.

    Sai lầm chết người khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

  • 5

    Cách nhỏ thuốc nước

    Phương pháp nhỏ thuốc rất quan trọng. Nếu nhỏ không đúng cách, thuốc có thể chảy ra ngoài thay vì vào mắt. Điều trước tiên cần lưu ý là người nhỏ mắt phải rửa tay thật sạch và tháo kính sát tròng ra.

    Bạn hãy lau mắt bằng mẩu bông ẩm, sạch cho hết bụi bặm hoặc dử mắt. Tiếp đó nhỏ vài ba giọt thuốc nước vào góc trong của mắt. Sau khi nhỏ, phải kéo mi dưới xuống một chút cho thuốc chan hòa khắp mắt. 

    Nhớ là sau khi nhỏ xong mới kéo mi dưới xuống, đừng vừa nhỏ vừa kéo. Tiếp đó hãy lau các giọt thuốc thừa chảy ra cạnh gốc sống mũi và hai mi.

    Với thuốc nước, ngày có thể nhỏ 3-6 lần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng khi phải nhỏ 3-4 loại thuốc khác nhau thì làm thế nào? 

    Điều lưu ý thứ nhất là tránh nhỏ cùng nhau một lúc vì chúng sẽ pha loãng nhau ra, hoặc là thuốc nhỏ sau rửa mất thuốc nhỏ trước. Vì thế mỗi thuốc nên nhỏ cách nhau nửa giờ; vì với nửa giờ, thuốc nhỏ trước đã ngấm vào mắt rồi.

  • 6

    Cách tra thuốc mỡ

    Tốt nhất là người bệnh nằm ra hoặc ít ra là ngồi ngả đầu trên lưng chiếc ghế tựa. Mở khe mắt của người bệnh bằng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái. Ngón trỏ mở mi trên của bệnh nhân, ngón cái kéo mi dưới cho lộ kết mạc mi dưới màu đỏ ra. 

    Rồi bóp một thỏi thuốc mỡ dài vào mi dưới. Giữ mi trên không cho chớp vội bởi vì động tác chớp của mi trên rất nhanh. Nếu buông mi trên ra trước, mi trên sẽ chộp lấy thuốc mỡ gây dính ra ngoài mi và không ngấm được vào trong mắt.

    Với thuốc mỡ, thường ngày tra vài ba lần vào buổi sáng, trưa, tối. Tốt nhất là tra vào buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.