Sự thật nguy hiểm của dịch bệnh MERS-CoV bạn nên biết

0
68
Sự thật nguy hiểm của dịch bệnh MERS-CoV bạn nên biết

Dịch bệnh MERS-CoV đang là nỗi lo của nhiều nước với tỷ lệ tử vong cao khoảng 40% nhưng bệnh vẫn có thể chữa khỏi. Cùng xem sự thật về dịch bệnh MERS-CoV.

  • 1

    Virus MERS-CoV  lây lan trên diện rộng

    Dịch bệnh nguy hiểm gây chết người MERS-CoV hay còn gọi là hội chứng viêm đường vô hấp ở Trung Đông. Đây là bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus gây ra. Tác nhân gây bệnh là virus thuộc nhóm CoV.

    Virus Corona gây ra dịch bệnh MERS-CoV là một chủng mới tương tự virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính SARS năm 2003. Loại virus gây chết người này lây lan 26 quốc gia trong đó có Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Pháp, Anh, làm 1.154 người mắc bệnh, trong đó có 434 ca tử vong đã được ghi nhận (tỷ lệ tử vong trên tổng số người mắc bệnh là 38%). Tại Hàn Quốc đến ngày 7/6 đã có 64 người mắc dịch bệnh MERS, 5 bệnh nhân tử vong.

  • 2

    Cơ chế lây lan dịch MERS – CoV

    MERS truyền nhiễm qua con đường tiếp xúc với dịch cơ thể, đường hô hấp của người bệnh. Ngoài ra ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà. Các loại thịt sống hoặc nấu chưa chín và các sản phẩm từ sữa lạc đà chưa tiệt trùng.

    Không ngoại trừ MERS-CoV lây qua đường không khí hoặc đồ vật nghĩa là nếu bạn chạm vào đồ vật của người bị bệnh đã dùng trước đó thì vẫn có khả năng lây lan bệnh.

    Với những người tiếp xúc với lạc đà như nông dân, bác sỹ thú y… cần phải rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ. Khi ho hoặc hắt hơi cần che miệng, mũi bằng tay hoặc khăn tay. Điều này giúp tránh bắn ra các giọt nước bọt, dịch tiết, mũi ra xung quanh. Ngoài ra virus MERS-CoV có thể lây lan trực tiếp từ người sang người, thông qua tiếp xúc hoặc giọt nước bọt nhỏ.

    Sự thật nguy hiểm của dịch bệnh MERS-CoV bạn nên biết

    Những người tiếp xúc với lạc đà dễ mắc bệnh MERS

  • 3

    Thuốc điều trị MERS-CoV

    Hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV. Các bác sĩ chỉ có thể điều trị dựa trên các triệu chứng của bệnh như khó thở và sốt.

  • 4

    Triệu chứng MERS-CoV

    Triệu chứng bệnh MERS-CoV đang lây lan trên diện rộng. Các triệu chứng nhiễm virus bao gồm khó thở, sốt, ho và tiêu chảy, sau đó có thể dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp. Thông thường mất khoảng 5 đến 14 ngày, các triệu chứng mới xuất hiện ở người bị nhiễm bệnh.

    Sự thật nguy hiểm của dịch bệnh MERS-CoV bạn nên biết

    Triệu chứng MERS khó thở và sốt cao

  • 5

    Đối tượng bị lây nhiễm

    Với bất cứ trường hợp nào nếu thấy mình có các triệu chứng nhiễm virus trong vòng 14 ngày kể từ khi đi du lịch tới các nước có bệnh nhân nhiễm bệnh MERS nên đến gặp bác sĩ và khai báo về lịch sử du lịch của mình. Giới chức y tế ghi nhận bệnh nhân nhiễm MERS nhỏ nhất là 2 tuổi, già nhất là 94 tuổi.

  • 6

    Bệnh nhân nhiễm MERS-CoV đầu tiên ở đâu?

    Bệnh nhân đầu tiên thiệt mạng do MERS-CoV được ghi nhận vào tháng 9/2012 tại Ả Rập Xê Út. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, kể từ đó đến nay, toàn thế giới đã có khoảng 1.185 người nhiễm MERS, trong đó ít nhất có 443 trường hợp tử vong.
  • 7

    Động vật truyền bệnh

    Hiện nay có gần ¾ số lạc đà ở Saudi Arabia xét nghiệm dương tính với MERS. Đã có những nghiên cứu cho thấy, virus lây truyền từ lạc đà vào con người. Virus MERS cũng được tìm thấy ở loài dơi.

    Sự thật nguy hiểm của dịch bệnh MERS-CoV bạn nên biết

  • 8

    Số người thiệt mạng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có gần 600 trường hợp nhiễm virus MERS-CoV đã được báo cáo, khoảng 150 người đã chết vì căn bệnh này. Bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn Một bệnh nhân nhiễm MERS đầu tiên ở Mỹ đã được điều trị phục hồi hoàn toàn. Kết quả theo dõi sau đó cho thấy không có bất kỳ người nào tiếp xúc gần với bệnh nhân đó có dấu hiệu lây nhiễm virus này.

  • 9

    Cách phòng bệnh MERS-CoV

    Hiện MERS đang lây lan nhanh và rộng, trở thành mối lo của cả cộng đồng thế giới. Vì vậy, mọi người được khuyên không nên du lịch đến các vùng có bệnh nhân đã phát hiện.

    Để phòng bệnh mọi người nên tránh chạm vào mắt, mũi và miệng, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân đã nhiễm virus. Để phòng ngừa lây nhiễm virus nguy hiểm chết người MERS-CoV, cần thực hiện rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi.

    Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch.

    Đối với cán bộ y tế:  cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khi khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS-CoV.